Phát Triển Nội Dung Bởi Team Quản Trị Website
Thiết kế website chuyên nghiệp, Thiết kế web cho doanh nghiệp chuẩn UX/UI. Thiết kế web code tay chuẩn SEO theo yêu cầu. Dịch vụ Domain/ Hosting tốc độ cao, Sài Gòn List
đồng phục văn phòng đẹp may theo yêu cầu số lượng sỉ lẻ

Tổng quan về SEO Technical

Để có thể làm chủ thứ hạng trên Google, bạn cần phải hiểu được những khái niệm chính của nó như lập chỉ mục (index), đường dẫn (URL), tốc độ tải trang

 Kỹ thuật SEO có thể không phải là phần quan trọng nhất trong SEO Website. Nếu bạn quá lạm dụng kỹ thuật SEO thì dù Website của bạn có nội dung tuyệt vời như thế nào đi chăng nữa thì nó cũng sẽ không bao giờ có thể đạt thứ hạng cao trên top của Google.

Để có thể làm chủ thứ hạng trên Google, bạn cần phải hiểu được những khái niệm chính của nó như lập chỉ mục (index), đường dẫn (URL), tốc độ tải trang ( Page Speed), số liệu thống kê (Parametters), sơ đồ trang Web (Sitemaps), … Tất cả những thứ này gọi chung là SEO Technical.

Tổng quan về SEO Technical

Cấu trúc của trang Web là gì?

Cấu trúc của trang Web là cách các trang của trang web được cấu trúc và liên kết với nhau. Cấu trúc trang Web hợp lý sẽ giúp người dùng và các công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm thấy những thông tin họ cần trên trang Web.

3 lý do quan trọng của cấu trúc Website ảnh hưởng tới SEO?

Lý do thứ 1:

Cấu trúc của trang Web được tối ưu hoá giúp Google Bot (công cụ tìm kiếm của Google) dễ dàng tìm kiếm và lập chỉ mục trên trang Web của bạn.

Nếu các trang trên trang Web của bạn có nhiều lần click từ trang chủ của bạn hoặc (không được liên kết với bất kỳ trang nào khác) thì Google Bot sẽ gặp khó khăn trong việc tìm và lập chỉ mục trang của bạn.

Nhưng nếu cấu trúc trang Web của bạn được liên kết với nhau thì Google Bot có thể đi theo các liên kết nội bộ trong trang của bạn đến với 100% các trang trong trang Web của bạn.

Lý do thứ 2: 

Cấu trúc của trang Web sẽ cấp các quyền liên kết các trang Web của bạn lại với nhau.

Khi bạn liên kết đến nội bộ đến các trang ưu tiên trong trang Web của bạn, chất lượng trang ưu tiên đó sẽ được tăng lên có thể giúp cải thiện thứ hạng của trang đó trên kênh tìm kiếm của Google.

Lý do thứ 3.

Cấu trúc trang Web của bạn 1 cách hợp lý giúp người dùng có thể dễ dàng tìm thấy những gì họ cần trên trang Web của bạn. Điều này gián tiếp giúp bạn có thể cải thiện thứ hạng trang Web của mình trên Google.

Nhìn chung, sử dùng cấu trúc trang Web phẳng tốt hơn nhiều cho việc SEO. Một cấu trúc phẳng có nghĩa là người dùng và trình công cụ tìm kiếm có thể truy cập vào bất kỳ trang nào trên trang Web của bạn chỉ trong 4 lần click chuột hoặc ít hơn.

Một trường hợp khác là cấu trúc trang Web sâu có nghĩa là một số trang nhất định trong trang Web cần mất hơn 4 lần click chuột để có thể truy cập vào.

Vậy tại sao nó lại quan trọng?

Đầu tiên, cấu trúc của trang Web nông có nghĩa là giúp các trang được ưu tiên trong trang Web của bạn nhận được nhiều Backlinks (liên kết trả về) hơn. Điều này sẽ giúp tăng chất lượng cho trang Web ưu tiên của bạn và Google đánh gía cao điều đó.

Thứ 2 là cấu trúc phẳng giúp các con nhện của Google (Google Bot) có thể tìm thấy tất cả các trang trong trang Web của bạn một cách dễ dàng (điều này giúp tối đa hoá việc thu thập dữ liệu trên trang của bạn).

Hãy giữ mọi thứ thật đơn giản.

Điều này sẽ không quan trọng lắm nếu trang Web hoặc blog của bạn ở mức độ hàng trăm trang. Nhưng khi số trang lên đến hàng ngàn (hàng chục ngàn hoặc hàng trăm ngàn) trang khác nhau trong Web của bạn, thì sự đơn giản này thật sự quan trọng.

Tôi không thể nhớ được bao nhiêu lần tôi nhìn thấy trang Web có cấu trúc thuộc tầm siêu phức tạp như thế này.

Điều này không chỉ tệ đối với SEO mà còn cực kỳ tệ với trải nghiệm của người dùng. Hãy thử tưởng tượng bạn truy cập vào 1 trang mà bạn chẳng biết cách nào để tìm thấy trang thông tin mà bạn cần trong trang Web đấy. Đây thực sự là 1 điều rất tệ khi lướt Web đúng không nào?

Nhưng khi cấu trúc Web của bạn đơn giản, người dùng sẽ dễ dàng truy cập vào trang thông tin mà họ cần trên trang Web của bạn. Điều này giúp người dùng tương tác với trang của bạn nhiều hơn, giữ người dùng ở trang Web bạn lâu hơn và Google đánh giá rất cao điều đó.

Đó là lý do vì sao bạn nên hãy xây dựng 1 hệ thống phân cấp trang cho trang Web của bạn ngay từ những ngày đầu tiên và tuân thủ nó khi trang Web bạn lớn hơn nữa.

Sử dụng trang chuyên mục.

Việc dùng trang chuyên mục giúp cho việc tổ chức cấu trúc trang Web của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Bạn muốn thêm một trang mới? Thêm nó vào 1 mục hiện có và liên kết nó từ trang chuyên mục đó.

Bạn muốn thêm 1 loạt trang về 1 chủ đề mới? Hãy tạo 1 mục mới và liên kết các trang mới từ trang chuyện mục mới đó.

Nếu không có cấu trúc danh mục, các trang thêm mới sẽ được sắp xếp ngẫu nhiên, điều này dẫn đến các cấu trúc phức tạp.

Lưu ý rằng: Nếu bạn chạy 1 trang tương đối nhỏ (<1000 trang), bạn có thể không cần phải sắp xếp chúng theo danh mục.

Ví dụ với 1 trang web chỉ có khoảng 170 trang:

Vì mỗi bài đăng được liên kết với nhau, số lượng không quá nhiều nên không cần thiết lập các trang chuyên mục.

Nhưng nếu bạn làm 1 trang thương mại điện tử với hàng ngàn (hoặc trăm ngàn)  trang thì việc làm các danh mục rất quan trọng.

Cấu trúc URL (Đường dẫn).

Cấu trúc URL của bạn nên theo 1 cấu trúc nhất định.

Đây là 1 ví dụ về URL được rất nhiều trang Web sử dụng:

https://example.com/carget/subc Category / keyword-keyword

URL của bạn không cần phải giống y như thế, điều bạn cần là đặt tất cả các URL theo cùng 1 cấu trúc.

Sử dụng Internal Links (Liên kết nội bộ).

Vào cuối trang, cấu trúc trang Web của bạn được xác định dựa vào cách các trang của bạn được liên kết với nhau. Đây là lý do vì sao bạn muốn liên kết các trang danh mục của mình từ menu điều hướng.

Và từ các danh mục đó, chúng liên kết với các mục nhỏ hơn và các trang về sản phẩm kinh doanh của họ. Dùng Sitemap là cách tuyệt vời để tăng chất lượng thu thập dữ liệu cho trang Web của bạn. Nó cũng giúp bạn hình dung tất cả các danh mục và danh mục phụ, các trang trên Website của bạn.

Sơ đồ trang Web (Sitemap) là gì?

Sitemap là bản đồ chi tiết về trang Web nó giúp các công cụ tìm kiếm tìm, thu thập dữ liệu và lập chỉ mục tất cả các trang bên trong trang Web . Ngoài ra nó còn cho phép các công cụ tìm kiếm biết trang nào là trang quan trọng trong Website của bạn.

Có 4 loại sitemap chính:

Sitemap XML: đây là loại sơ đồ trang Web phổ biến nhất. Nó thường ở dạng Sitemap XML liên kết với nhiều trang khác nhau bên trong Website của bạn.

Sitemap Video: được dùng để giúp Google có thể hiểu được nội dung video trên trang của bạn.

Sitemap News: Giúp Google tìm nội dung trên các trang Web được phê duyệt trên Google News.

Sitemap Image: giúp Google tìm thấy tất cả hình ảnh được lưu trữ trên trang Web của bạn.

Tại sao Sitemap lại quan trọng?

Các công cụ tìm kiếm nổi tiếng trên thế giới như Google, Bing và Yahoo đều sử dụng Sitemap để tìm các trang khác nhau bên trong trang Web của bạn.

Google đã nói về điều này:

Nếu các trang của bạn được liên kết 1 cách chính xác, chúng tôi có thể tìm thấy là và lập chỉ mục hầu hết tất cả các trang bên trong website của bạn.

Nói cách khác: Bạn có thể KHÔNG CẦN 1 SITEMAP cho trang Web. Nhưng có sitemap cũng không ảnh hưởng tới việc SEO website.

Trong 1 vài trường hợp Sitemap thật sự có ích như.

Google chủ yếu tìm các trang Web thông qua những liên kết. Nếu trang Web của bạn hoàn toàn mới và trang Web chỉ có 1 số Backlink bên ngoài, thì Sitemap sẽ là công cụ hữu ích để giúp Google tìm các trang bên trong web của bạn.

Bạn có thể có 1 trang Web thương mại điện tử lên tới hàng triệu trang, trừ khi bạn thực hiện việc liên kết nội bộ 1 cách hoàn hảo, bằng không Google sẽ cực kỳ khó khăn để tìm tất cả các trang của bạn. Đó là lúc cần 1 Sitemap cho website.

Sau đây là cách thiết lập Sitemap cho trang Web của bạn.

Tạo Sitemap.

Việc cần làm đầu tiên là tạo 1 Sitemap.

Nếu bạn đang sử dụng WordPress, bạn có thể nhận được 1 Sitemap dành cho bạn với plugin Yoast SEO.

Điểm tiện lời là Yoast SEO luôn cập nhật sitemap cho bạn một cách tự động.

Vì thế khi bạn xuất bản 1 bài viết nào vào trang Web của mình ( dù là bài đăng trên blog hay là 1 sản phẩm của thương mại điện tử), một liên kết sẽ được tự động thêm vào tệp sitemap của bạn.

Nếu bạn không dùng Yoast thì cũng vẫn có rất nhiều plugin khác trên có sẵn trên Worpress như Google XML Sitemap.

Vậy nếu bạn không dùng WordPress thì sao?

Đừng lo lắng về điều đó, bạn có thể sử dùng cộng cụ tạo Sitemap từ bên thứ 3 như XML-Sitemaps.com. Nó sẽ tạo ra 1 XML mà bạn có thể dùng để làm Sitemap của mình.

Dù tạo Sitemap bằng cách nào đi nữa, thì tôi khuyên bạn nên theo dõi nó để dễ kiểm soát.

Sitemap của bạn thường có địa chỉ là site.com/sitemap.xml. Nhưng nó phụ thuộc vào CMS ( mã nguồn) của bạn và chương trình bạn đang sử dụng để tạo Sitemap cho mình.

Sau khi hoàn thành việc tạo Sitemap, bước tiếp theo bạn cần làm là gửi Sitemap của bạn cho Google biết.

Cách gửi Sitemap cho Google

Để làm điều này bạn cần đăng nhập Sitemap của bạn vào Google Search Console.

Sau đó vào phần ” Index ” -> ” Sitemap ” bên trái thanh công cụ.

Sau khi gửi Sitemap của mình, bạn sẽ thấy 1 danh sách các Sitemap đã gửi trên trang này.

Tốt nhất để khai báo sitemap của bạn với Google bạn nên nhập chính xác đường dẫn của sitemap.

Sau đó nhấn  ” Gửi “.

Sau khi đã thiết lập xong, bạn sẽ thấy thông tin trên Sitemap của bạn trong mục Sitemap đã gửi.

Sử dụng báo cáo Sitemap để phát hiện lỗi.

Khi Google đã thu thập thông tin về Sitemap của bạn, hãy nhấp nó trong mục Sitemap đã gửi.

Nếu bạn thấy chỉ mục Sitemap được xử lý thành công, thì Google đã index thành công Sitemap của bạn.

Bạn cũng có thể nhấp vào thanh biểu đồ ” See Index Coverage ” để xem thống kê các trang nào trong trang của bạn đã được lập chỉ mục.

Sử dụng Sitemap của bạn để phát hiện vấn đề trong việc lập chỉ mục.

Điều thú vị khi lập Sitemap là nó sẽ thống kê lại cho bạn trang web có bao nhiêu trang được lập chỉ mục.

Ví du: trang Web của bạn có khoảng 5000 trang, nhưng khi nhìn vào thống kê chỉ có hơn 2000 trang được lập chỉ mục.

Đó là dấu hiệu cho thấy trang Web của bạn đang gặp vấn đề, có thể nội dung trùng lặp rất nhiều trong 5000 trang đó nên Google không lập chỉ mục tất cả.

Hoặc số lượng trang trên trang Web của bạn vượt quá số lượng cho phép của Google.

Sự ăn khớp giữa Sitemap và Robots.txt .

Điều quan trọng ở đây là Sitemap và Robots.txt phải hoạt động cùng nhau.

Nói cách khác:

Nếu bạn chặn 1 trang trên Robots.txt hoặc dùng tag “noindex” trên 1 trang, tức là bạn không muốn nó xuất hiện trên Sitemap của bạn.

Sitemap của bạn cho bạn biết: trang này là trang quan trọng và được đưa vào Sitemap, khi Google bot đi vào trang này, chúng sẽ bị CHẶN LẠI.

Tốc độ tải trang web là gì?

Tốc độ trang web là lượng thời gian cần thiết để tải trang web đó. Tốc độ tải của trang được xác định bởi một số yếu tố khác nhau, bao gồm máy chủ của trang web, kích thước tệp và nén hình ảnh.

Có thể nói rằng:

Một trang web đạt được tốc độ tải trang nhanh không phải là dễ dàng.

Bởi vì có rất nhiều cách đo tốc độ trang khác nhau. Đây là 2 trong số phổ biến nhất:

Trang được tải đầy đủ: Đây là thời gian cần để tại 100% tài nguyên trên Website. Đây là cách đơn giản nhất để xác định tốc độ tải trang nhanh như thế nào.

Thời gian để tải Byte đầu tiên: Có nghĩa là trang web mất bao lâu để một trang bắt đầu quá trình tải.

Điểm mấu chốt là gì?

Có rất nhiều cách khác nhau để đo tốc độ trang. Và không có số liệu nào là hoàn toàn tuyêt đối . Nó đều có ưu và nhược điểm.

Thay vào đó, chúng ta hãy tập trung vào việc cải thiện tốc độ tải trang của bạn cho TẤT CẢ các số liệu mà bạn tìm thấy.

Tại sao tốc độ tải trang lại quan trọng đối với SEO?

Google đã sử dụng tốc độ trang làm yếu tố xếp hạng kể từ năm 2010.

Và vào năm 2018, Google đã nâng cao tầm quan trọng của tốc độ trang với bản cập nhật The Speed ​​Speed .

Chốt lại :

Một trang web tải chậm sẽ ảnh hướng rất lớn đến thứ hạng trên Google của bạn.

Vấn đề của chúng ta: làm thế nào để Google xác định tốc độ tải trang web của bạn là tốt? Họ có nhìn vào thời gian để tải 100% trang không? Hay thời gian để bắt đầu trang web được tải?

Vui vẻ thay Goole chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố chính thức nào về vấn đề này :)). Nhưng họ đưa ra một công cụ để kiểm tra tất cả số liệu về tốc độ trang của bạn, đó là Pagespeed insights, sau đó họ có thể sử dụng số liệu đó kết hợp các phép đo tốc độ trang khác nhau để chấm điểm website của bạn:

Cách cải thiện tốc độ tải trang Web

Hãy Nén hình ảnh của bạn đến mức thấp nhất có thể

Tôi đưa điều này lên hàng đầu vì nó sẽ cải thiện tốc độ trang web của bạn tốt nhất.

Bạn có thể không biết, hình ảnh thường chiếm tới 50-90% kích thước của trang web.

Vì vậy, bạn càng nén hình ảnh của mình, trang của bạn sẽ tải nhanh hơn.

Làm sao để nén hình ảnh đạt mức tối ưu nhất

Nếu trang web của bạn chạy trên WordPress, thì tôi khuyên bạn nên sử dụng plugin có tên WP Smush :

Nó tự động nén bất kỳ hình ảnh nào bạn tải lên thư viện của WordPress. Điều này có thể làm giảm kích thước tệp hình ảnh của bạn xuống 14,2%.

Nếu bạn Không sử dụng WordPress? Vẫn còn nhiều tùy chọn nén hình ảnh ngoài kia, như Caesium và Mass Image Compressor .

Không giống như ngày trước, hầu hết các công cụ nén hiện nay đều sử dụng tính năng nén không mất dữ liệu hoặc chỉ làm giảm chất lượng hình ảnh đến mức hầu như không đáng kể.

Làm sạch và nén mã code của bạn

Nói cách khác là giảm thiểu các tài nguyên được tìm thấy trên trang của bạn . Xem google nói về vấn đề này nhé ” Minify Resources (HTML, CSS, and JavaScript) ”

Nó bao gồm một vài vấn đề sau:

HTML

CSS

JavaScript

Và bất kỳ mã nào khác được tìm thấy trên trang của bạn.

Hãy cố gắng sử dụng những mã nguồn code sạch sẽ, nhẹ nhàng, sau đó thử nén mã code của bạn bằng cộng cụ GZip .

Nâng cấp Hosting

Đây là vấn đề cũng vô cùng quan trọng để cải thiện tốc độ load trang của bạn.

Bạn có thể làm sạch mã code bạn và nén hình ảnh ở mức cao nhất. Nhưng nếu bạn chi quá ít chi phí cho hosting thì website của bạn cũng khó mà load nhanh được.

Đó là bởi vì bạn đang dùng chung máy chủ với rất nhiều trang web khác.

Vì vậy, nếu bạn nghiêm túc về việc cải thiện tốc độ tải trang web của mình, có lẽ đã đến lúc bạn nên nâng cấp lên máy chủ cao cấp hoặc máy chủ chuyên dụng cho riêng website của mình.

Kích hoạt bộ nhớ đệm trình duyệt ( Cache )

Điều này cho phép người dùng lưu trữ các phần của trang của bạn trong bộ đệm của trình duyệt.

Vì vậy, lần tiếp theo họ truy cập trang web của bạn, nó tải nhanh hơn rất nhiều.

Nhưng cách này không giúp cho những khách hàng truy cập website của bạn ngay lần đầu.

Sử dụng CDN

Mạng phân phối nội dung ( CDN ) là một trong những cách dễ nhất để tăng tốc độ tải trang web của bạn.

CDN hoạt động bằng cách tìm ra vị trí mà khách truy cập của bạn nằm ở vị trí thực tế và sau đó phục vụ tài nguyên trang web của bạn từ một máy chủ gần với họ.

Nếu bạn đã làm hết những phương pháp ở trên thì chúc mừng bạn hãy kiếm tra lại tốc độ trang web của mình để thấy sự ngạc nhiên nhé.

Và tôi khuyên bạn nên kiểm tra tốc độ trang của bạn bằng hai công cụ khác nhau.

Đầu tiên là Google PageSpeed ​​Insights .

Và gần đây Google đã thêm một tính năng báo cáo về thời gian trang web của bạn tải cho người dùng thực tế (sử dụng dữ liệu Trình duyệt Google Chrome).

Chú ý: đôi khi bạn sẽ thấy rằng các đề xuất của công cụ này không có ý nghĩa đối với trang web của bạn.

Tiếp theo, bạn có thể dùng công cụ WebPageTest.org để kiểm tra tốc độ trang web. WebPageTest sẽ tải trang của bạn trong một trình duyệt cụ thể. Và nó cho phép bạn biết về các phần cụ thể của trang của bạn mất nhiều thời gian để tải.

File Robots.txt là gì?

Robots.txt là một tệp thông báo cho các công cụ tìm kiếm không thu thập dữ liệu các trang trên Web hoặc một vài phần bạn không muốn Google lập chỉ mục. Hầu hết các công cụ tìm kiếm lớn (bao gồm Google, Bing và Yahoo) đều tuân thủ các yêu cầu của file Robots.txt mà người dùng khai báo.

Tại sao file Robots.txt lại quan trọng?

Mình phát hiện có rất nhiều trang Web không có file robots.

Google có thể tự nhận biết và chỉ lập chỉ mục những trang quan trọng trên Website của bạn.

Nhưng chúng ta vẫn có 3 lý do để sử dụng tệp robot.txt này.

1/ Chặn các trang không công khai: Đôi khi bạn có các trang trên trang web của mình mà bạn không muốn lập chỉ mục. Ví dụ: bạn có thể có một trang đăng nhập. Những trang này cần tồn tại trong website. Nhưng bạn không muốn những người khác tìm thấy nó trên Google. Đây là lúc bạn sử dụng robot.txt để chặn các trang này khỏi trình thu thập thông tin và bot của công cụ tìm kiếm.

2/ Tối đa hóa thời gian thu thập dữ liệu: Bằng cách chặn các trang không quan trọng trong file robot.txt, Googlebot có thể thu thập dữ liệu của bạn nhiều hơn và nhanh chóng hơn.

Bạn có thể kiểm tra số lượng trang của bạn đã được Google lập chỉ mục tại Google Search Console .

Cách tạo file Robotx.txt chuẩn

File robots.txt Là một tệp văn bản, bạn có thể tạo một tệp bằng Windows notepad.

Tất cả các tệp robots.txt đều có định dạng giống nhau:

User-agent: X

Disallow: Y

X: là bot cụ thể mà bạn cho phép thu thập dữ liệu website của mình.

Y: là các trang hoặc phần mà bạn muốn chặn.

Ví dụ:

User-agent: googlebot

Disallow: /images

Cú pháp trên sẽ yêu cầu Googlebot không lập chỉ mục thư mục hình ảnh của trang web của bạn.

Bạn cũng có thể sử dụng dấu hoa thị (*) để cho phép tất cả công cụ tìm kiếm lập chỉ mục Website của bạn.

Ví dụ:

User-agent: *

Disallow: /wp-admin

Đây chỉ là một trong nhiều cách để sử dụng file robot.txt. Bạn có thể xem hướng dẫn của google về việc sử dụng tệp robots.txt. Để hiểu thêm về các quy tắc khác nhau mà bạn có thể sử dụng để chặn hoặc cho phép các bot thu thập dữ liệu các trang khác nhau trên trang web của bạn.

Khi bạn đã khởi tạo xong tệp robots.txt bạn nên khai báo nó với Google.

Về mặt kỹ thuật, bạn có thể đặt tệp robot.txt trong bất kỳ thư mục chính nào trên trang web của mình.

Nhưng để Google dễ đọc tệp này bạn nên để nó ở thư mục gốc của Website tức là : https://domain.com/robots.txt

(Lưu ý rằng tệp robots.txt của bạn phân biệt chữ hoa chữ thường. Vì vậy, hãy đảm bảo sử dụng chữ viết thường trong tệp)

Kiểm tra lỗi

Sau khi bạn đã có tệp robots.txt bạn phải kiếm tra xem liệu mình đã tạo chính xác hay chưa. Chỉ cần một sai lầm nhỏ thì toàn bộ trang web có thể bị biến mất khỏi Google.

May mắn thay, Bạn không cần phải lo sợ là tệp của mình đúng hay chưa. Google có một Công cụ kiểm tra robot tiện lợi mà bạn có thể sử dụng:

Nhìn vào ảnh bạn có thể thấy tôi chặn các con bọ thu thập dữ liệu của trang quản trị WordPress của tôi.

Chúng ta có thể chặn các trang bằng thẻ noindex vậy tại sao chúng ta nên sử dụng tệp robots.txt.

Vì thẻ noindex rất khó thực hiện nếu bạn không thực sự rành về các kỹ thuật code.

Ngoài ra, nếu bạn có hàng ngàn trang bạn muốn chặn, thì việc thực hiện bằng thẻ noindex sẽ mất rất nhiều thời gian.

Nội dung trùng lặp là gì?

Nội dung trùng lặp là nội dung tương tự với nội dung xuất hiện trên các trang web khác hoặc trên các trang khác nhau trên cùng một trang web.

Nội dung trùng lập ảnh hướng như thế nào đến SEO?

Google chắc chắn không muốn xếp hạng các trang có nội dung trùng lặp. Bạn có thể xem thêm tuyên bố của Google về Duplicate Content. Google cố gắng lập chỉ mục và hiển thị các trang có thông tin hữu ích và không trùng lặp.

Vì vậy, nếu web của bạn chỉ toàn chứa những nội dung trùng lặp thì chúc mừng bạn, thứ hạng SEO sẽ không bao giờ nhắc đến tên của bạn.

3 vấn đề chính các trang web trùng lập nội dung hứng chịu.

Traffic tự nhiên sẽ rất ít, đó là điều tất yếu vì Google không thích lập chỉ mục thăng hạng cho các trang web trùng lập.

Ví dụ: giả sử trang web của bạn có 3 bài viết y hệt nhau :

Google sẽ không phân biệt được đâu là bản gốc, và chúng sẽ tự đấu tranh cho thứ hạng của nhau.

Rất mai là Google sẽ không phạt trang Web của bạn như bạn nghĩ, Google chỉ phạt khi bạn cố tình sao chép nội dung từ những trang web khác.

Vì vậy nếu bạn đang có nhiều trang trùng lập trên Website thì cũng không phải quá bận tâm về những hình phạt, nó chỉ làm thứ hạng của trang web tự cạnh tranh với nhau thôi.

Có khi Google chỉ ghi nhận kết quả trùng lập mà không lặp chỉ mục trên Google cho nội dung đó.

5 Cách để nội dung tránh trùng lặp trên Web

Nếu bạn điều hạnh một website thương mại điểm tử, thì hãy xem xét các phát sinh những đường dẫn trong cùng một nội dung, đó là điều quan trọng.

Nếu bạn cấu trúc website chuẩn, mọi kích cỡ và màu sắc của chiệc iphone này phải nằm trên cùng một URL.

Nếu như một sản phẩm trên Website của bạn tự tạo ra nhiều URL khác nhau, chúng sẽ bị trùng lặp, hay lưu ý các đường dẫn khi thiết kế website.

Một vi dụ khác:

Nếu trang web của bạn có chức năng tìm kiếm, những trang kết quả tìm kiếm đó cũng có thể được lập chỉ mục. Điều này có thể dễ dàng thêm hơn 1.000 URL vào trang web của bạn. Và tất cả URL này đều chứa nội dung trùng lặp.

Kiểm tra các trang được lập chỉ mục

Một trong những cách dễ nhất để tìm nội dung trùng lặp là xem số lượng trang từ trang web của bạn được lập chỉ mục trong Google.

Bạn có thể làm điều này bằng cách tìm kiếm trang web của mình trên Google bằng cứ pháp Site:domain.com

Hoặc xem các trang được lập chỉ mục của bạn trong Google Search Console .

Dù kiểm tra bằng cách nào, thì con số phải khóp với số lượng trang mà bạn đã tạo ra.

Nếu con số bất thường thì chắc chắn Website của bạn đang tự phát sinh ra nhiều URL trùng lặp.

Vấn đề này có thể phát sinh nếu như trang Web của ban không tự chuyển hướng từ những URL có WWW hoặc ngược lại. Chúng nên chỉ là 1 trong 2 trường hợp có hoặc không có WWW.

Điều này cũng có thể xảy ra tương tự với https và http

Nói tóm lại: tất cả các phiên bản khác nhau của trang web của bạn phải được quy về đúng một cấu trúc URL.

Sử dụng chuyển hướng 301

Chuyển hướng 301 là cách dễ nhất để khắc phục các sự cố nội dung trùng lặp trên trang web của bạn. Bên cạnh việc xóa các trang hoàn toàn

Vì vậy, nếu bạn tìm thấy một loạt các trang nội dung trùng lặp trên trang web của mình, hãy chuyển hướng tất cả chúng về 1 trang duy nhất.

Khi Googlebot phát hiện các chuyển hướng, nó sẽ xử lý chuyển hướng và chỉ lập chỉ mục nội dung gốc. Điều này có thể giúp trang gốc đó bắt đầu xếp hạng.

Sử dụng công cụ kiểm tra trùng lặp. Có một số công cụ SEO có các tính năng được thiết kế để phát hiện nội dung trùng lặp.

Mẹo cho bạn :

Nếu Website của bạn có nhiều nội dung tương tự nhau thì tôi khuyên bạn hãy gộp chúng thành 1 trang lớn, nó sẽ giúp bạn có một nội dung lớn và độc đáo.

Sử dụng thẻ Noindex cho các thẻ

Nếu bạn sử dụng WordPress, bạn có thể nhận thấy rằng nó tự động tạo ra các URL cho thẻ khi bạn dùng nó. Các trang này là nguyên nhân của nội dung trùng lặp.

Mặc dù chúng hữu ích cho người dùng nhưng tôi khuyên bạn nên thêm thẻ noindexe vào các trang này. Làm như thế sẽ tránh được nội dung trùng lặp những vấn tốt cho người dùng.

"QC" Dịch vụ quay video chuyên nghiệp, quay phim sự kiện, quay video clip, quay phim HD, tất cả các dịch vụ quay phim
Hotline + Viber + Zalo: 0972.123.018 (Cameraman)


Là đơn vị cung cấp các dịch vụ quay phim tự giới thiệu doanh nghiệp, Quay video clip viral, Quay video quảng cáo – TVC, quay phóng sự… Chuyên Quay Phim Chụp Hình Full HD – Giá Cạnh Tranh – Uy Tín, Chất Lượng Cao. Cam Kết Chất Lượng Cao – Tư Vấn Hỗ Trợ 24/7. Dịch Vụ Hoàn Hảo. Đội Ngũ Kinh Nghiệm Cao. Thiết Bị Hiện Đại. Giàu Kinh Nghiệm. Ưu Đãi Tốt Về Giá.
Rô Phi Studio
“RÔ PHI STUDIO – Nhận làm clip, quay clip, Slideshow ảnh, Chụp ngoại cảnh, Quay ngoại cảnh, làm theo yêu cầu Tp.HCM.  Dịch vụ làm clip sinh nhật, Clip tặng người yêu, Quay video cưới hỏi, liên hoan, hội nghị…
Dịch vụ làm video, nhận làm video quảng cáo doanh nghiệp, chụp ảnh sản phẩm, chụp anh xoay 360, dịch vụ video Tp.HCM, ảnh quảng cáo …”
Hotline ☎️: 0972.123.018 – 0931.436.637
Dịch Vụ Sản Xuất, Quay Video, Phim & Hội Nghị, Chụp Ảnh HD
Dịch vụ quay phim quảng cáo spa, tmv, giới thiệu công ty, phóng sự… 0972 123 018 Dịch Vụ Quay Phim, Quay Video Clip, MV, Làm Viral Cho Nhãn Hàng Độc Đáo Sáng Tạo. Đảm Bảo Uy Tín Chất Lượng. Đội Ngũ Chuyên Nghiệp. Thiết Bị Quay Hiện Đại. Cam Kết Giá Trị Cho KH./…

– DỊCH VỤ QUAY PHIM CHUYÊN NGHIỆP TẠI TP.HCM
– DỊCH VỤ QUAY PHIM SỰ KIỆN
– DỊCH VỤ QUAY PHIM HỘI NGHỊ, HỘI THẢO
– DỊCH VỤ QUAY PHIM VIRAL VIDEO
– DỊCH VỤ QUAY PHIM REVIEW SẢN PHẨM
– DỊCH VỤ QUAY PHIM CƯỚI HỎI
– DỊCH VỤ QUAY PHIM SINH NHẬT
– DỊCH VỤ QUAY PHIM BÀI GIẢNG
– DỊCH VỤ QUAY PHIM TEAM BUILDING
– DỊCH VỤ QUAY PHIM GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP
– DỊCH VỤ QUAY PHIM CA NHẠC
Hotline: 0972.123.018 Cameraman
Website: RO PHI STUDIO & VIDEO Review – Viral – Animation 2D 3D
https://vi-vn.facebook.com/rophistudio/

Đăng nhận xét