Phát Triển Nội Dung Bởi Team Quản Trị Website
Thiết kế website chuyên nghiệp, Thiết kế web cho doanh nghiệp chuẩn UX/UI. Thiết kế web code tay chuẩn SEO theo yêu cầu. Dịch vụ Domain/ Hosting tốc độ cao, Sài Gòn List
đồng phục văn phòng đẹp may theo yêu cầu số lượng sỉ lẻ

Spin Content – Trộn nội dung là gì? Sự khác nhau giữa SEO và Adwords

SEO và AdWords là dịch vụ tối ưu hóa website với bộ máy tìm kiếm nhằm tăng lưu lượng truy vào một trang web...

SEO và AdWords là dịch vụ tối ưu hóa website với bộ máy tìm kiếm nhằm tăng lưu lượng truy vào một trang web khách hàng tìm kiếm với “một từ” hoặc một “cụm từ” nào đó trên bộ máy tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing…). Tuy nhiên SEO và Adwords khác nhau về marketing.

Spin Content – Trộn nội dung là gì? Sự khác nhau giữa SEO và Adwords


Quảng cáo Google Adwords)là hình thức quảng cáo trả tiền để được xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm. Bạn chỉ phải trả tiền khi ai đó click vào quảng cáo. Google Adwords cho phép bạn đặt quảng cáo của bạn ở phía bên tay phải hoặc vị trí trên cùng của trang kết quả tìm kiếm trên Google và các trang web liên kết khác. Người sử dụng Internet gõ vào từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và quảng cáo của bạn được xuất hiện tại các trang kết quả tìm kiếm. Khách truy sẽ nhấp chuột vào quảng cáo của bạn và nó sẽ đưa họ trực tiếp đến trang web của bạn.

Tuy nhiên, quảng cáo đó của bạn sẽ trả mỗi khi có ai đó nhấp chuột vào quảng cáo, giá của từ khóa này sẽ phụ thuộc vào vị trí xuất hiện từ quảng cáo của bạn cũng như sự cạnh tranh của từ khóa. Thông thường 1 lần click sẽ có giá 7.000VNĐ đến 10.000VNĐ. Những từ khóa cạnh tranh cao có thể lên tới 80.000VNĐ đến 100.000VNĐ trên mỗi lần click.

Nếu bạn muốn làm quảng cáo PPC – Adwords thì rất dễ, bất kể ai có thẻ tín dụng Quốc tế như VISA, MASTER CARD là có thể đăng ký và chạy quảng cáo. Còn làm SEO website thì khó hơn nhiều, bạn có thể bỏ ra vài triệu đồng để đi học SEO hoặc có thể thuê các công ty dịch vụ thực hiện cho bạn nhanh hơn.

Thực hiện SEO từ khóa là một công việc rất độc lập. Nhưng để đạt được hiệu quả tốt nhất, nó cần được sử dụng kết hợp với các công cụ khác như: Social Media, Email Marketing,...

Tại Việt Nam, SEO keywword đang ngày càng phổ biến, được coi như một nghề hái ra tiền, một việc làm đầy tính tư duy hay một lĩnh vực sáng tạo độc đáo! Ước tính có hơn 20.000 người đang hành nghề SEO và con số này vẫn tiếp tục tăng lên.

Nghề SEO là gì?


Nghề SEO là một trong những nghề nổi lên tại Việt Nam chỉ trong vài năm gần đây, cùng với sự phát triển của Marketing Online nói chung và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) nói riêng. Hiểu một cách đơn giản, một người làm nghề SEO cần đảm nhận công việc SEO Onpage và SEO Offpage.

Như vậy, nghề SEO gồm có 2 công việc chính là SEO Onpage và SEO Offpage. Tuy nhiên Nghề SEO là gì cũng là một khái niệm còn khá lạ lẫm với nhiều người nên cũng cũng còn nhiều lầm tưởng về nghề SEO. Sau đây là 5 lầm tưởng về nghề làm SEO phổ biến nhất:

Nghề SEO giống như nghề làm về IT

IT viết tắt là Information Technology. Nghề SEO với nghề IT không hề giống nhau. Nếu như IT về lập trình máy tính một cách chuyên sâu, thì SEO lại về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Nghề SEO chỉ cần biết soạn thảo văn bản, cài đặt các phần mềm chính để phục vụ cho chạy Adwords, phân tích và đo lường kết quả. Đúng đắn hơn, cần nói rằng, nghề SEO liên quan đến nghề IT.

Nghề SEO chỉ cần có kiến thức tin học, không cần khả năng viết lách

Nếu bạn nghĩ vậy thì bạn đã nhầm to. Copywriter là việc quan trọng nhất trong nghề SEO. Vì nội dung mới chính là thứ thu hút và níu giữ người đọc. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm tốt nhưng nội dung lại nghèo nàn thì sớm muộn trang web cũng bị quên lãng. Nghề SEO đòi hỏi khả năng biết copy và write lại một cách hấp dẫn.

Nghề SEO thì không cần biết design

Kỹ năng design tầm cao thì có thể không cần, nhưng kỹ năng design căn bản thì không thế không có nếu như bạn muốn theo đuổi nghề SEO. Bởi vì, bạn không thể tối ưu hóa trang web của mình để được xếp thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm của Google nếu như trang web đó không có hình ảnh hấp dẫn. Nghề SEO liên quan đến Photoshop, video design và một chút khả năng mỹ thuật. Bài viết chuẩn SEO không thể không có những bức ảnh design hấp dẫn.

Nghề SEO chỉ là tối ưu hóa trang web có sẵn với Google, nên không cần phải biết lập trình

Thực ra thì không hẳn thế, bởi vì khi tối ưu hóa cái gì đó, thì bạn cần hiểu nó. Ngôn ngữ lập trình chính là ngôn ngữ của website. Chỉ khi hiểu được thứ ngôn ngữ ấy, bạn mới hiểu được trang web cần gì. Nghề SEO không cần những kiến thức chuyên môn về lập trình, nhưng kiến thức căn bản thì không thể thiếu.

Nghề SEO và Marketing chẳng liên quan gì đến nhau


Đây là nhầm tưởng tai hại. SEO là một nhánh của SEM (Search Engine Marketing – Marketing công cụ tìm kiếm). Trong thời đại hiện nay, khi mà marketing online ngày càng phát triển, thì nghề SEO gần như trở thành nghề quan trọng để chạy marketing tốt.

SEO làm những công việc gì?

Trước tiên và quan trọng nhất của một nhân viên SEO là phải xác định được công việc, khả năng làm việc và tính cầu tiến bộ của mỗi người làm SEO. SEO không đơn giản chỉ là đưa từ khóa lên top, làm SEO là làm sao đưa từ khóa lên top và khiến người sử dụng click vào website của chúng ta.

Nhân viên làm SEO không cần học cao, không cần thông minh quá và cũng không cần ngoại hình hay yêu cầu gì cao. Nhân viên làm SEO chỉ cần một chiếc máy vi tính và biết sử dụng thành thạo máy vi tính cùng với tham gia một khóa học SEO là làm được việc. Vậy yêu cầu của nhân viên SEO là gì? Chịu khó vâng chỉ cần chịu khó, kiên trì và không nóng vội hay nản lòng là được.

Công việc của một SEOer là gì?

Tìm hiểu về lĩnh vực chuẩn bị làm SEO

Phân tích chi tiết website và đối thủ hàng đầu

Đưa ra kế hoạch SEO và làm list từ khóa

Tối ưu cấu trúc website sao cho thân thiện với công cụ tìm kiếm

Tạo ra nội dung chuẩn SEO chất lượng cho website

Xây dựng hệ thống backlink chất lượng trỏ về website

Kiểm tra từ khóa hàng tuần, tháng để khắc phục sai xót nếu có

Duy trì lặp lại các công việc trên

Nếu là nhân viên làm thuê bạn cần làm thêm một số việc như báo cáo cấp trên tiến trình làm việc và các yêu cầu cấp trên giao cho.

Mục đích làm seo là gì ?


Mục đích làm SEO (Search Engine Optimization), hay còn gọi là làm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là để nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm (phổ biến nhất là Google).

Khi SEO hiệu quả, thứ hạng web ở vị trí top, thì cơ hội trang web xuất hiện trước đối tượng khách hàng tiềm năng cao hơn, thu hút nhiều lượt xem, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng, giúp quảng bá thương hiệu đồng thời nâng cao doanh số.

Ngày nay, làm SEO dần trở thành một nhu cầu cần thiết và quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn thành công trong chiến lược Online Marketing. Mục đích làm SEO cũng chính là phục vụ cho việc phát triển thương hiệu, kinh doanh; tăng cường lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong bối cảnh thương mại trong thời đại Internet phát triển bùng nổ.

Mọi người đang tìm kiếm hàng ngày và hẫu hết chỉ nhìn vào trang kết quả đầu tiên. Vì thế nếu như một khách hàng đang đi tìm sản phẩm của bạn, và bạn vô tình bị xếp ở trang thứ hai, sẽ ít có khả năng khách hàng ghé thăm trang web của bạn. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên Internet, cuộc chiến giành vị trí cao trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm là điều vô cùng quan trọng.

Google sử dụng hơn 200 tiêu chí để quyết định thứ tự các trang web trong kết quả tìm kiếm và những thuật toán của nó luôn là một bí mật lớn. Những yếu tố này có thể được sắp xếp thành 2 nhóm: những yếu tố bên trong website (nội dung, cấu trúc) và những yếu tố bên ngoài website (blacklink, traffic). Hiểu rõ khái niệm nghề seo là gì, seo làm những công việc gì ?sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về lĩnh vực hấp dẫn và đầy tính nghệ thuật này. Chúc bạn thành công với nghề làm SEO.

Spin Content – Trộn nội dung là gì?

Spin content hay còn gọi là trộn nội dung là cách tạo ra những đoạn nội dung, những bài viết có nội dung có cũng ý nghĩa. Tuy nhiên, sử dụng phần mềm spin content thì nội dung tạo ra sẽ rất “chuối” nên tốt nhất bạn nên làm bằng tay, có nếu dùng phần mềm thì phải có một bộ data spin chuẩn thì nội dung mới hay được.

Ưu nhược điểm của Spin Content


Như ở trên Spin Content giúp tạo ra một lượng lớn nội dung tương tự một cách nhanh nhất và đảm bảo điều kiện và chính sách của Google. Tuy là thủ thuật trộn nội dung vẫn có những mặt ưu điểm nhất định tốt cho SEO.

Ưu điểm:

Tốn ít chi phí.

Tạo ra bài viết cùng nghĩa nhưng các từ khóa không bị trùng.

Bài viết chỉ cần chỉnh sửa nhỏ sau khi Spin là có thể tạo thành bài viết mới cho site vệ tinh, đi link, đăng lên social.

Nhược điểm:

Yêu cầu người spin phải có tư duy từ khóa đồng nghĩa để tạo bộ dữ liệu spin phù hợp.

Bài viết thường không tạo được sự hấp dẫn với người đọc.

Nếu muốn tạo ra lượng lớn bài viết hay (chuẩn) cần có phần mềm.

Tại sao phải Spin Content?

Việc spin content nhằm tạo ra nhiều bài viết, người dùng có thể tận dụng nó để phục vụ mục đích SEO như viết nhiều bài trên nhiều website, làm vệ tinh hay đi link diễn đàn. Các bạn nên dùng nó cho vệ tinh. Không nên lạm dụng vào Website chính.

Cách viết nội dung Spin như thế nào?


Spin content sẽ dựa trên cấu trúc như sau :

{ từ đồng nghĩa 1 | từ đồng nghĩa 2 } hoặc { câu 1 | câu 2 }

Các từ hay cụm từ trong dấu { } sẽ được thay thế vào đoạn văn bản gốc từ đó tạo ra nhiều bài viết có cùng ý nghĩa với nhau.

Spin như thế nào cho hiệu quả?

Hiện nay, Spin Content được rất nhiều người dùng nhưng sử dụng hiệu quả nó thì rất ít người có thể đạt được (kể cả mình). Tuy nhiên, cách spin content hợp lý nhất hiện nay vẫn là tạo ra các cụm từ đồng nghĩa.

VD : Spin chưa hiệu quả: Tôi là một {blogger|webmaster} có {sở thích|niềm đam mê} đối với {Wordpress|Blogspot|Kiếm tiền}.

VD : Spin hiệu quả: Tôi là một {blogger|webmaster} có {sở thích|niềm đam mê} đối với {việc chia sẻ thủ thuật WordPress|Hướng dẫn sử dụng WordPress|Kiếm tiền trên mạng hằng ngày}.

Có những công cụ Spin nào?

Hiện nay trên mạng đã xuất hiện rất nhiều công cụ giúp chúng ta có thể Spin Content một cách dễ dàng, mình chỉ tổng hợp những công cụ được nhiều người sử dụng nhất thôi.

Các Phần mềm Spin Content :

Mass SEO Content :

Phần mềm viết content trả phí được khá nhiều người sử dụng, nó có rất nhiều tính năng hấp dẫn cho việc trộn nội dung.

Tool Spin Content online :

SpinnerTools.com : Địa chỉ http://spinnertools.com/. Trang này được rất nhiều người việt sử dụng.

SpinEditor.com :

Địa chỉ http://spineditor.com/. Trang này do người Việt nam, bên cạnh spin content thì còn nhiều tính năng hấp dẫn, cho nên trang thu phí người dùng. Nếu bạn có nhu cầu mình khuyên bạn nên dùng.

Tối ưu hóa phân phối CSS hiệu quả trong tăng tốc website


Trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình tăng tốc website đó chính là việc tối ưu hóa phân phối CSS sao cho hiệu quả cũng như là cấu trúc toàn bộ bên trong website thật sự quan trọng. Vậy làm như thế nào để thực hiện việc tối ưu hóa CSS sao cho hiệu quả và nhanh chóng thì ta nên phải làm những gì nhé!

Phân phối CSS là gì?

Một trang web có thể sử dụng CSS theo nhiều cách mục đích sử dụng khác nhau và chúng đều hoạt động được một cách bình thường. Vì nó có nhiều cách để sử dụng nên cũng sẽ tồn tại nhiều cách thiết lập CSS cũng sẽ khác nhau & một số cách sẽ tối ưu hơn cách khác.

Dù bạn có đang thiết lập CSS trên các trang website của bạn như thế nào đi chăng nữa thì CSS cũng cần phải giúp cho trang của bạn hiển thị (render) nhanh hơn chứ không nên làm chậm chúng đi.

Cách dùng CSS để Render (hiển trị) trang website


Bao gồm việc bạn sử dụng file CSS ngoài (external), CSS nội bộ (internal) hoặc có thể kết hợp cả hai chúng lại với nhau.

Cách tối ưu hóa phân phối CSS hiệu quả

Một ví dụ về tối ưu phân phối CSS hiệu quả

Không có một tập tin CSS bên ngoài hoặc chỉ có một CSS dung lượng tối thiểu( dưới 75k hoặc có thể hơn)

Không thực hiện các lời gọi @import cho CSS;

Không có CSS trong những phần từ HTML như trong thẻ div hoặc h1 (CSS nằm trong các phần tử/in element CSS).

Ưu điểm lớn của việc thiết lập CSS này vì nó sẽ giảm thiểu tối thiểu kết suất chặn css và trang website sẽ tải rất nhanh.

Nếu như bạn đã quá quen thuộc với các loại phân phối CSS khác nhau rồi thì nay bạn có thể sử dụng những công cụ phân phối css để có một cái nhìn tổng quan và chi tiết hơn về cách trang web hoặc blogpost của bạn có thể sử dụng CSS.

Tối ưu hóa phân phối CSS từ tệp CSS bên ngoài

Các tệp CSS bên ngoài là một kỹ thuật CSS đang được sử dụng trong rất nhiều trên các trang website ,cách để nhận biết chúng là hãy xem trong phần header của HTML sẽ có đoạn code này:

<link rel=”stylesheet” type=”text/css” href=”http://yoursite.com/main.css” media=”screen” title=”style (screen)” />

Đoạn mã này được gọi tệp CSS của web bạn và chúng còn được gọi là External CSS vì chúng là tệp riêng biệt so với HTML của bạn.

Nếu có nhiều tệp CSS, hãy kết hợp chúng lại


Khi mà bạn có quá nhiều CSS bên ngoài trình duyệt phải tải xuống từng tệp trước khi nó có thể hiển thị trang của bạn điều này sẽ khiến cho website bạn bị chậm đi rất nhiều. Điều này có thể dễ dàng thực hiện bằng cách kết hợp tất cả các tệp CSS thành một tệp.

CSS nội tuyến

CSS nội tuyến là gì? là các file CSS được khi báo ở bên trong HTML. Ưu điểm chính của phương pháp này là không phải lấy thêm tệp từ bên ngoài trước khi trang web của bạn được hiển thị điều này sẽ khiến cho web bạn nhanh hơn nếu CSS nhỏ. Ngược lại, nếu CSS của bạn lớn thì đây không phải là một phương pháp tốt cho bạn.

Kiểu CSS nội tuyến được thực hiện bằng cách khai báo ngay trên tập tin HTML …

<style>

CSS xuất hiện ở đây

</ style>

Không thêm thuộc tính CSS nội tuyến trong các phần tử của HTML

Điều này rất phổ biến và được hướng dẫn ở Google Insight ở mục  tối ưu hóa phân phối CSS cho biết rằng chúng ta không nên làm điều này nữa. Họ nói rằng điều này sẽ khiến cho trình duyệt web của bạn phản hồi chậm hơn.


<p style = “float: left;”> hoặc <div style = “color: #fff;”>

Như các bạn có thể thấy, CSS có rất nhiều cách dùng trên trang web, nhưng nói tóm lại là chúng ta cần phải dọn dẹp sạch sẽ, làm gọn lại những đoạn mã đó và cũng nên sử dụng thêm các khuyến nghị về việc tối ưu phân phối CSS để có thể đảm bảo rằng các trang web của bạn được tải nhanh nhất có thể.

Các khuyến nghị như:

Kết hợp tất cả CSS bên ngoài lại với nhau

Nội tuyến CSS nhỏ trong thẻ style;

Không sử dụng @import để gọi CSS

Không sử dụng CSS ​​trong HTML như div của bạn hoặc h1 của bạn (trong CSS phần tử)

Hãy kiểm tra bằng CSS bằng những công cụ phân tích phân phối CSS.

Nguyên nhân gây ra lỗi không kết nối được cơ sở dữ liệu trong WordPress

Lỗi không kết nối được cơ sở dữ liệu trong WordPress (Error Establishing A Database Connection) lỗi này không phải do website WordPress của bạn mà do server hoặc cấu hình WordPress không chính xác. Ngoài ra, một số nguyên nhân gây ra lỗi như:

Nhập sai thông tin database vào file wp-config.php

MySQL có thể đang bị quá tải không thể xử lý dữ liệu gửi đi và gửi về được, thường gặp ở các host yếu, thiếu ram hoặc bị DDos.

Máy chủ không phản hồi, cơ sở dữ liệu không tồn tại, cơ sở dữ liệu bị hỏng hoặc có thể do thời gian kết nối đến database bị hết hạn,...

Cách khắc phục lỗi không kết nối được cơ sở dữ liệu trong WordPress


Bạn nên kiểm tra thông tin database ở file wp-config.php

File wp-config.php là file quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình cài đặt WordPress. File wp-config.php chưa các thông tin để thiết lập các kết nối đến cơ sở dữ liệu. Vậy nên kiểm tra để chắc chắn rằng mật khẩu trước và sau khi thay đổi cần giống nhau.

Bạn có thể sử dụng các phần mềm để truy cập FTP (FileZilla) hoặc File Manager của Cpanel, sau khi kết nối được website, bạn tìm file wp-config.php để tiến hành chỉnh sửa.

Các thông tin sau đây, bạn cần chú ý để chỉnh sửa:

define(‘DB_NAME’, ‘database-name’);

define(‘DB_USER’, ‘database-username’);

define(‘DB_PASSWORD’, ‘database-password’);

define(‘DB_HOST’, ‘localhost’);

Trong đó:

database-name: Tên cơ sở dữ liệu của bạn

database-username: Tên user cơ sở dữ liệu của bạn

database-password: Mật khẩu của user cơ sở dữ liệu của bạn

Sau đó bạn hãy kiểm tra lại xem hết lỗi chưa nhé!

Kiểm tra hosting của bạn

Quá nhiều người dùng truy cập cùng một lúc cũng có thể gây ra lỗi không kết nối được cơ sở dữ liệu.

Hosting của bạn không thể kiểm soát được việc tải trang (nhất là khi sử dụng shared hosting)

Vì vậy, bạn nên nhờ trợ giúp từ nhà cung cấp hosting và hỏi xem có vấn đề gì không?

Khắc phục lỗi không kết nối tới cơ sở dữ liệu WordPress khi xảy ra với file /wp-admin/

Bạn nên chắc chắn rằng lỗi không kết nối được cơ sở dữ liệu xuất hiện ở cả front-end và back-end với thông báo “Error establishing a database connection”.

Sau đó, bạn thêm dòng lệnh này vào cuối file wp-config.php

define(‘WP_ALLOW_REPAIR’, TRUE);

Sau đó, bạn vào trình duyệt thử lại:

https://www.yoursite.com/wp-admin/maint/repair.php

Trong đó:

https://www.yoursite.com/: là đường dẫn website của bạn.

Sau đó, bạn kiểm tra lại xem hết lỗi chưa nhé!

Lỗi vẫn chưa được khắc phục?


Nếu các cách trên vẫn chưa khắc phục được lỗi, bạn hãy backup lại toàn bộ cơ sở dữ liệu. Bạn hãy kiểm tra trong file wp_config.php có dòng này ko?

Nếu có bạn hãy chỉnh sửa thành

define(‘WP_HOME’,’https://www.yoursite.com’);

define(‘WP_SITEURL’,’https://www.yoursite.com’);

Trong đó:

https://www.yoursite.com/: là đường dẫn website của bạn.

Tham khảo thêm các chủ đề hấp dẫn như seo, kỹ thuật seo, kỹ thuật chụp ảnh, truy cập website, quay phim, dịch vụ video,...Tại website: https://seotukhoa.com.vn/

Đăng nhận xét