Phát Triển Nội Dung Bởi Team Quản Trị Website
Thiết kế website chuyên nghiệp, Thiết kế web cho doanh nghiệp chuẩn UX/UI. Thiết kế web code tay chuẩn SEO theo yêu cầu. Dịch vụ Domain/ Hosting tốc độ cao, Sài Gòn List
đồng phục văn phòng đẹp may theo yêu cầu số lượng sỉ lẻ

Bà bầu bị mẩn ngứa khắp người

Bà bầu bị mẩn ngứa khắp người là tình trạng rất nhiều người mắc phải. Vậy nguyên nhân nào khiến bà bầu bị mẩn ngứa? Mẩn ngứa trong khi mang thai có nguy hiểm không? Cách khắc phục thế nào? Bài viết này sẽ giúp các mẹ giải đáp tất cả những thắc mắc này.









Nguyên nhân khiến bà bầu bị mẩn ngứa khắp người



Xem thêm: May đồng phục giá rẻ     



Một thống kê của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, có khoảng 14% mẹ bầu bị ngứa trong khi mang thai, đặc biệt là từ tháng thứ 2 trở đi. Đây là hiện tượng rất bình thường và hoàn toàn không đáng lo ngại.







Tình trạng ngứa ở các thai phụ có mức độ nặng nhẹ khác nhau. Rất ít trường hợp bị ngứa quá mắc, cảm thấy bứt rứt, phải bôi dầu nóng, gãi tới mức chảy máu và trầy xước da. Một số trường hợp chỉ bị ngứa, không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào trên da; một số trường hợp lại xuất hiện những nốt mẩn đỏ, không đau…



Có rất nhiều nguyên nhân khiến thai phụ bị mẩn ngứa, trong đó có những nguyên nhân chủ yếu sau:



– Thay đổi về mặt sinh lý, nồng độ hormone estrogen trong cơ thể tăng cao.



– Những mẹ bầu có tiền sử da bị khô, mắc chứng dị ứng thức ăn hoặc chàm bội nhiễm sẽ khiến tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn.



– Nhóm những thai phụ bị mắc chứng ứ mật trong gan với các dấu hiệu như mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, vàng da.



– Viêm nang lông trong thai kỳ, thường khởi phát vào khoảng những tháng cuối của thai kỳ. Dấu hiệu nhậ biệt là xuất hiện những sẩn mủ ở nang lông gây ngứa.



– Viêm da bọng nước xảy ra vào khoảng tuần thứ 20-12 của thai kỳ. Lúc đầu, mẹ  có thể thấy xuất hiện các mảng mề đay, mụn nước mọc ở đùi, rốn, lưng, bụng, bàn chân, bàn tay…



– Các nguyên nhân khác có thể gây ngứa da khi mang bầu như: da đổ mồ hôi nhiều; mắc bệnh trĩ, rạn da quá mức….



Ngứa khi mang thai nguy hiểm thế nào?



facebook.com/MoonsWriting/videos/1885054951790170    



Theo các chuyên gia sức khỏe, bà bầu bị mẩn ngứa khắp người vừa bình thường lại vừa bất thường. Nếu chỉ là tình trạng ngứa do cơ thể có những thay đổi trong quá trình mang thai thì điều này là hoàn toàn bình thường, mẹ cầu không cần phải quá lo lắng. Nhưng trong trường hợp mẹ bầu bị ngứa do liên quan tới các bệnh lý thì cần cẩn trọng.







Nếu bà bầu bị ngứa do chứng ứ mật trong gan (mật kém lưu thông) kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, mất cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, vàng da, các mẹ cần đến bệnh viện để được bác sĩ khám và điều trị kip thời. Bởi khi mắc bệnh này, mẹ có nguy cơ sinh non, thai bị ngạt trong tử cung, mất nhiều máu sau sinh và tỷ lệ thai nhi bị tử vong rất cao. Các cơn ngứa dai dẳng và quá mức khiến mẹ bầu khó chịu, bứt rứt, không kiềm chế được nên gãi liên tục, dẫn đến trầy xước da, chảy máu, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày của mẹ và sức khỏe thai nhi.



Bênh cạnh đó, mẹ bầu bị ngứa do mắc chứng herpes, thủy đậu có thể kèm theo triệu chứng sốt và phát ban. Hoặc bị ngứa kèm theo các tổn thương ngoài da do mắc chứng vảy nến, chàm bội nhiễm; ngứa vùng kín kèm theo dấu hiệu nóng rát âm đạo thì rất có thể mẹ bị mắc phải các chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc bị nhiễm nấm âm đạo. Đối với các trường hợp này, mẹ cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.



Các cách khắc phục tình trạng mẩn ngứa khi mang thai



Xem thêm: Đồng phục văn phòng



Phản xạ tự nhiên của các bà bầu bị mẩn ngứa khắp người là dùng tay gãi. Tuy nhiên điều này là hoan toàn không nên, việc dùng tay gãi có thể  khiến các vùng da bị tổn thương và khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, mẹ cần tham khảo một số cách khắc phục tình trạng nổi mẩm ngứa sau:







+ Vệ sinh da đúng cách và sạch sẽ để giảm tình trạng viêm nhiễm da. Hạn chế tắm nước nóng hoặc ngâm người quá lâu sẽ khiến da bị khô và ngứa nặng hơn.



+ Hạn chế tối đa việc sử dụng sữa tắm, vì một số thành phần trong sữa tắm có thể gây kích ứng da, khiến da khô và ngứa. Thay vào đó, mẹ nên sử dụng các loại lá tự nhiên như lá khế, lá lốt, lá kinh giới, lá tía tô, lá chè nấu lên để tắm và ngăn ngữa viêm nhiễm.



+ Chườm đá lạnh lên những vùng da bị ngứa để làm giảm các giác bứt rứt, khó chịu.



+ Có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, không nên ăn một số thực phẩm gây dị ứng như thịt bỏ, trứng, sữa bỏ, hải sản; tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, C; ăn nhiều rau củ quả; uống đủ nước mỗi ngày để tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.



+ Nên mặc quần áo rộng rãi, thoái mải, chất liệu mềm mại và thông thoáng, để tránh cọ xát vào da.



Lưu ý: Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều kem bôi, thuốc tân dược giúp làm giảm tình trạng nổi mẩn ngứa. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, chị em  tuyệt đối không nên tự ý mua và sử dụng các loại thuốc hay kem bôi này. Chỉ được phép sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ.



Khi nào thai phụ nên đến bệnh viện gặp bác sĩ?



Xem thêm: May đồng phục tại gò vấp



Khi nhận thấy xuất hiện 1 trong các dấu hiệu dưới đây, mẹ bầu nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời:



– Ngứa toàn thân kèm theo bị vàng da.



– Xuất hiện triệu chứng phát ban và sốt.



– Bị ngứa kèm theo các tổn thương ngoài da.



– Ngứa và nóng rát vùng âm đạo.



Trên đây là những thông tin xung quanh việc bà bầu bị mẩn ngứa khắp người, hy vọng các mẹ đã biết thêm kiến thức và kinh nghiệm để phòng ngừa bị mẩn ngứa khi mang thai. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Đăng nhận xét