Phát Triển Nội Dung Bởi Team Quản Trị Website
Thiết kế website chuyên nghiệp, Thiết kế web cho doanh nghiệp chuẩn UX/UI. Thiết kế web code tay chuẩn SEO theo yêu cầu. Dịch vụ Domain/ Hosting tốc độ cao, Sài Gòn List
đồng phục văn phòng đẹp may theo yêu cầu số lượng sỉ lẻ

SEO 2019 cần chú ý gì?

Đây là hướng dẫn giúp bạn thống trị kết quả tìm kiếm của Google trong năm 2019. Đây không phải là một dự đoán về SEO 2019...
Đây là hướng dẫn giúp bạn thống trị kết quả tìm kiếm của Google trong năm 2019. Đây không phải là một dự đoán về SEO 2019. Thực chất, đây là các chiến lược đang hoạt động ở năm 2018 và chúng sẽ hoạt động thậm chí còn tốt hơn trong năm 2019.



Bài viết này được biên dịch từ bài gốc The Definitive Guide To SEO In 2019 của Brian Dean. Backlinko là 1 blog về SEO nổi tiếng thế giới nên bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào nội dung của nó. (Xem thêm : may đồng phục giá rẻ tại tp.hcm)

THUẬT TOÁN RANKBRAIN VÀ TRẢI NGHIỆM NGƯỜI DÙNG

Năm ngoái, Google đã công bố RankBrain là thuật toán quan trọng thứ 3 trong SEO (sau Content và Backlink).

Google không ngừng cập nhật thuật toán này, do đó RankBrain sẽ trở nên quan trọng hơn vào năm 2019.

Câu hỏi đặt ra:

RankBrain là gì? Làm thế nào để tối ưu hóa nó?

RankBrain là một hệ thống trí tuệ nhân tạo (machine learning system) được sử dụng để giúp Google xử lý kết quả tìm kiếm.

Nghe quá phức tạp? Nhưng nó kỳ thực rất đơn giản.

RankBrain đơn giản là sự đo lường cách người dùng tương tác với kết quả tìm kiếm và xếp hạng chúng sao cho phù hợp.

Ví dụ cho dễ hiểu: bạn search từ khóa “pha cà phê ngon” trên Goolge. Kết quả:


Kết quả #3 bạn thấy rất hấp dẫn, bạn nhanh chóng click vào kết quả này.

Và khi bạn đọc đến đó … wow! Đây là bài viết hay nhất về “pha cà phê ngon” bạn từng đọc. Bạn chậm rãi nhai từng từ từng từ một.

Ngay lúc này đây, RankBrain sẽ lưu ý cho 1 điểm cộng vào kết quả #3 này.

Và có khả năng cho kết quả #3 tăng thứ hạng trong thời gian tới.

Một tình huống khác.

Bạn search cùng từ khóa như trên, và click ngay vào kết quả #1 không chút suy nghĩ.

Nhưng ôi thôi…nội dung nó dở tệ. Vì thế, bạn thoát ngay chỉ sau vài giây. Sau đó, bạn tiếp tục click vào kết quả #3 và ngấu nghiến đọc nó.

RankBrain cũng nhận ra tình huống này. Và nếu số người như bạn thoát ra kết quả #1 đủ lớn, kết quả #1 sẽ bị Google đánh xuống (kq #3 tăng hạng).

Tóm lại, RankBrain tập trung vào 2 thứ:

Thời gian đọc bài viết (Dwell Time)
Tỷ lệ người click vào trang (click through rate)
Thuật toán RankBrain quan tâm rất nhiều vào Dwell Time.

Và một nghiên cứu gần đây của Search Metrics: Họ phát hiện ra rằng Dwell Time trung bình ở 10 kết quả cao nhất Google là 3 phút 10 giây.

Thiết kế web giá rẻ

Và không phải ngẫu nhiên mà các trang có Dwell Time tuyệt vời có xu hướng xếp hạng tốt nhất Google.

Việc này rất hợp lý vì: nếu bạn dành thời gian nhiều để đọc bài viết thì hẳn nhiên là bạn thích nội dung của nó!

Có nhiều cách để tăng Dwell Time: viết bài dài, chèn video clip, nhưng quan trọng nhất vẫn là cung cấp cho người tìm kiếm nội dung phù hợp và hấp dẫn.

Click-Through-Rate lại liên quan nhiều đến cách đặt tiêu đề và meta description có hấp dẫn người tìm kiếm hay không.

Tiêu đề hay, meta description hấp dẫn, người ta click vào nhưng nội dung dở, người ta thoát ngay, Dwell time thấp, lại cũng chẳng được gì!

VIẾT BÀI TOÀN DIỆN, CÓ CHIỀU SÂU

Vào những ngày đầu, Google đánh giá trang của bạn dựa vào tần suất xuất hiện từ khóa.

Con nhện Google sẽ viếng thăm site của bạn nếu từ khóa xuất hiện ở:

Tiêu đề (tittle tag)
Đường dẫn (URL)
Mô tả hình ảnh bằng văn bản (Image ALT text)
Thẻ H1,H2
Meta description
Đây chính là mảnh đất màu mỡ cho kỹ thuật “nhồi nhét từ khóa” để thao túng Google.

Ngày nay, Google vẫn dựa vào các tiêu chí này (trừ thẻ meta). Nhưng Google nó đã thông minh hơn rất nhiều.

Thay vì tập trung vào nội dung văn bản, nó tập trung vào ngữ cảnh.

(Nguyên văn: So instead of only measuring content, they now focus on context )

Nghĩa là gì?

Hãy nhớ rằng: công việc số 1 của Google là để cho người dùng của họ thấy kết quả TỐT NHẤT. Và trong hầu hết các trường hợp, kết quả “tốt nhất” không phải là sự nhồi nhét từ khóa thái quá. (Bạn đang cần : may đồng phục đẹp theo yêu cầu)

Thay vào đó, những trang hay nhất sẽ đào sâu vào 1 chủ đề cần nói.

Với nội dung chuyên sâu, người tìm kiếm Google có được mọi thứ họ cần ở một bài viết duy nhất.

Thực tế, các nghiên cứu về các yếu tố xếp hạng gần đây cho thấy rằng nội dung chuyên sâu có xu hướng xếp hạng tốt nhất trong Google.

Các bài viết top thường bao hàm luôn khoảng 8 chủ đề nhỏ trong đó.


LÀM THẾ NÀO ĐỂ VIẾT BÀI TOÀN DIỆN VÀ CÓ CHIỀU SÂU?

#1 Điều kiện cần: xuất bản bài viết tối thiểu 2,000 từ.

Với số lượng từ đủ nhiều như thế này, bạn có cơ hội bao hàm mọi thứ mà người tìm kiếm mong muốn trong 1 bài viết. Họ không cần phải đi đâu khác.

Dưới đây là thống kê số lượng từ trung bình trong bài viết tương ứng với thứ hạng Google:


#2 Thêm LSI Keyword vào nội dung bài viết

Một khi bạn chạm được cột mốc thần thánh 2,000 từ, hãy kết hợp từ khóa LSI (LSI keyword) vào bài viết.

Từ khóa LSI là những từ và cụm từ gắn liền với chủ đề trang của bạn. Nó không nhất thiết phải là từ đồng nghĩa.

Ví dụ: khi bạn xuất bản 1 bài viết về “giảm cân” thì những từ khóa LSI sẽ có thể là:

Thực đơn giảm cân
Giảm cân cấp tốc
Giảm cân tự nhiên
Mẹo giảm cân
Giảm cân an toàn
Giảm cân tại nhà
Và khi Google nhìn thấy những từ khóa LSI trên trong bài viết giảm cân của bạn. Nó sẽ nghĩ: “Tuyệt vời! Bài viết này hiển nhiên bao hàm tất cả các chủ đề về giảm cân!”

Thay vì nhồi nhét 1 từ khóa “giảm cân” như trước đây, giờ đây bạn có nhiều lựa chọn, chúng lại được Google yêu mến và giúp cho bài viết của bạn tự nhiên hơn vì không lặp đi lặp lại 1 từ khóa nhiều lần.

Thế tìm LSI Keyword như thế nào? Bạn có thể thử 2 cách sau:

Đầu tiên là công cụ miễn phí  LSI Graph.


Chỉ cần điền từ khóa đích vào và bấm Generate, nó sẽ liệt kê hàng tá từ khóa LSI.


Công việc của bạn bây giờ là lựa chọn những từ khóa nào thấy hợp lý và bổ sung vào bài viết.

Công cụ thứ 2 chính là bản thân Google Search. Gõ từ khóa cần tối ưu và kéo xuống cuối trang để xem kết quả:


Đây là những từ khóa liên quan chủ đề, có lượt tìm kiếm cao (tuy nhiên nó ít từ khóa gợi ý hơn LSI Graph)

SẴN SÀNG CHO GOOGLE’S MOBILE FIRST INDEX

Năm 2016, Google đã công bố rằng sẽ chuyển sang index phiên bản mobile trước phiên bản desktop (mobile first index). Tuy nhiên, đến nay điều này vẫn chưa được thực thi.

Trước đây và bây giờ, Google chỉ thực hiện index trên phiên bản desktop.

Nhưng ngày nay, 60% lượng search Google đến từ điện thoại, và con số này không ngừng tăng.

Nếu index như vậy, điều này sẽ gây ra sự không công bằng giữa 1 website hiển thị như nhau trên cả desktop lẫn mobile và 1 site hiển thị không tốt trên mobile.

Sẽ có 3 trường hợp xảy ra khi triển khai Mobile First Index:

#1 Website hỗ trợ responsive:

Tức là nội dung, hình ảnh là tương đồng trên cả desktop và mobile. Do đó, không có sự thay đổi nào trong index giữa desktop và mobile, bạn không cần phải lo lắng. (Xem thêm : may đồng phục giá rẻ tại Long An)

#2 Phiên bản mobile khác trên máy tính:

Ví dụ website là abc.com. Khi bạn dùng di động để vào website này, bạn sẽ được chuyển hướng (redirect) dẫn đến một tên miền khác là m.abc.com.

Như vậy khi Google thực hiện mobile first index, thì Google sẽ chỉ thấy phiên bản trên di động, mà không thấy phiên bản trên máy tính.


Vấn đề phát sinh khi triển khai:

Nếu nội dung đó chỉ có trên máy tính, thì nó sẽ không được Google biết đến.
Nếu nội dung trên di động ít hoặc ngắn hơn so với trên máy tính. Google sẽ index nội dung ngắn đó.
Điều này ảnh hưởng lớn đến SEO khi mà Google không index đủ nội dung cần truyền tải đến người tìm kiếm.

#3 Không có phiên bản di động

Mặc dù ít, nhưng ở thời điểm hiện tại, vẫn còn nhiều website cũ chưa tương thích với thiết bị di động.

Google vẫn index những website không có phiên bản di động này, nhưng chắc chắn những trang này sẽ không có thứ hạng cao so với phần còn lại.

Mobile First Index ban đầu Google dự định triển khai vào năm 2017, tuy nhiên hiện tại họ chuyển hướng sang năm 2019.

Google khá “nhân đạo” trong tình huống này khi họ không muốn làm tổn thương ngay những website không tương thích thiết bị di động.

Google muốn cho những chủ website thời gian chuẩn bị để chuyển sang giao diện responsive.

Làm thế nào để kiểm tra website tương thích với thiết bị di động?

Ta sử dụng công cụ của Google là Mobile Friendly Test

Chỉ việc nhập tên miền website của bạn vào và biết ngay kết quả


Trong trường hợp không tương thích, nó sẽ đưa cho bạn 1 số lời khuyên.

THỜI ĐẠI CỦA VIDEO

Online video đã, đang và sẽ bùng nổ mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Theo nghiên cứu của Cisco, online video sẽ chiếm đến 80% lượng traffic vào năm 2021. Chính xác: 80%!

Ngày nay, video tràn lan và mọc lên như nấm, nhưng nó vẫn chưa làm người ta thỏa mãn. Trong 1 khảo sát của HubSpot, 43% người tìm kiếm muốn xem nhiều Video hơn nữa.

Điều này có nghĩa là: Nếu bạn không tạo được video, bạn là kẻ thất bại.

Youtube, Youtube và Youtube

YouTube đã là công cụ tìm kiếm lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Google Search Engine.

Huffington Post báo cáo rằng thời gian mà người xem trên YouTube tăng 60% so với năm ngoái.

Các bạn trẻ ngày nay thường có thói quen gõ trên thanh “Youtube Search” thay vì “Google Search”


Đừng bỏ qua mảnh đất màu mỡ ít người khai phá này.

Nếu bạn muốn nhận được nhiều lưu lượng truy cập từ SEO vào năm 2018, hãy tập dần kỹ năng tạo video clip.

Bạn có biết rằng hơn 55% kết quả Google Search có chứa ít nhất 1 video clip trong đó, và hầu hết clip đến từ kênh Youtube.


Đây thực sự là cơ hội lớn, vì sao?

Hầu hết các SEOer đều quá lười (hay quá nhúc nhác:)) để làm video, hãy là người tiên phong vì con đường đang trống trải.

Một ví dụ: kênh Youtube của Brian Dean có chưa đến 20 video, nhưng có hơn 100,000 lượt view/tháng. Quá hời cho số vốn ít ỏi.


Lời khuyên: hãy nhúng video vào bài viết (Youtube, Vimeo…). Hãy đáp ứng nhu cầu xem video mà người tìm kiếm mong muốn.

Điều này còn làm tăng Dwell Time, đây lại là 1 điểm cộng của thuật toán RankBrain.

XU HƯỚNG TÌM KIẾM BẰNG GIỌNG NÓI (VOICE SEARCH)

Tìm kiếm bằng giọng nói (Voice Search) sẽ là 1 cột mốt quan trọng trong SEO sắp tới.

Tại sao? Hãy nhìn vào số liệu thống kê:

40% người trường thành thực hiện Voice Search ít nhất 1 lần / ngày
Voice search đã tăng gấp 35 lần kể từ năm 2008
20% tìm kiếm trên điện thoại là Voice Search
Từ những số liệu trên, 1 SEOer thông minh biết mình phải làm gì để đón đầu xu thế tìm kiếm bằng giọng nói này.

Làm thế nào để tối ưu hóa Voice Seach?

Đầu tiên, bài viết của bạn ít nhất phải ở trang nhất Google! Đó là điều kiện cần.

Thứ hai, nếu bài viết của bạn xuất hiện dưới dạng Featured Snippet, bạn sẽ được lợi thế lớn.


Cuối cùng, hãy khôn khéo chèn câu hỏi và câu trả lời trong nội dung bài viết của bạn. Hãy là 1 đạo diễn tốt.

Kiểu như “SEO là gì?” và trả lời nó ngay trong bài viết.

Thuật toán Voice Search của Google chỉ có thế. Nó liên quan mật thiết với Google Featured Snippet.

CUỐI CÙNG, ĐỪNG QUÊN: CONTENT VÀ BACKLINK!

SEO 2019, có rất nhiều thứ phải quan tâm đúng không nào?

Nhưng đừng quên 2 thứ  cổ điển quan trọng nhất: Nội dung và Backlink!

Nếu bài viết của bạn không có nội dung hay, đừng nghĩ đến chuyện có được backlink (trừ khi bạn tự tạo ra nó, kiểu site vệ tinh PBN)

Và khi không có backlink, đừng nghĩ đến chuyện trèo lên trang nhất Google (với từ khóa cạnh tranh)

Và nếu bạn không có mặt ở trang nhất: Đừng nghĩ đến các thuật toán RankBrain, Voice Search ở đây. Cuộc chơi này không dành cho bạn!

Không thừa khi nhắc lại rằng Google đã tuyên bố content, links và RankBrain là 3 yếu tố quan trọng nhất trong thuật toán xếp hạng.


Nội dung và backlink đã, đang và sẽ luôn là nền móng của SEO.

LỜI KẾT

Done. Đó là tất cả những thứ chúng ta cần làm để đón đầu xu thế SEO 2019.

Thật ra nó không có gì mới mẻ, bình cũ rượu mới. Hãy viết bài đúng theo tôn chỉ của Google là phục vụ người tìm kiếm, cả về nội dung lẫn trải nghiệm người dùng. Đây là 1 thái độ SEO đúng đắn và Google luôn ủng hộ điều này.

Đăng nhận xét