Làm mẹ là thiên chức của người phụ nữ. Tuy nhiên sau mỗi lần sinh nở, vết mổ đẻ khiến nhiều chị em tự ti vì dễ để lại sẹo to, mất thẩm mỹ.
Thông thường, sản phụ sinh mổ sẽ mất một khoảng thời gian khá dài để cơ thể hồi phục, ngay cả khi vết mổ đã lành bên ngoài nhưng vẫn cần có thời gian từ 1 đến 2 năm để các mô và dây thần kinh bên trong hồi phục hoàn toàn.
Sau một khoảng thời gian, khi chỉ khâu đã tiêu hết thì vết mổ sẽ mềm như bình thường, có nhiều trường hợp vết mổ hình thành sẹo lồi, mặc dù nhìn mất thẩm mỹ nhưng điều này lại không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ.
Một vài trường hợp sản phụ có vết mổ sau sinh bị cứng, đỏ hay ngứa có thể do nguyên nhân chỉ chưa tiêu hết, hiện tượng này cũng không có gì đáng ngại, hãy tiếp tục vệ sinh vùng bụng và khu vực vết mổ thật sạch sẽ, khi chỉ tiêu hết thì hiện tượng này sẽ không còn.
Đặc biệt, triệu chứng vết mổ đẻ bị cứng, đỏ kèm theo các biểu hiện như đau bụng dữ dội, có nước chảy ra từ vết mổ, sốt cao hơn 38 độ C, chân bị đau sưng, chảy máu có cục máu đông lớn thì sản phụ cần đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức vì có thể vết mổ đẻ đã bị nhiễm trùng, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời có thể dẫn đến biến chứng hoại tử, nhiễm trùng huyết, bục vết mổ hay tổn thương đến các bộ phận lân cận.
Vết sẹo mổ sau sinh sẽ lành trong bao lâu?
Tùy vào cơ địa và sức khỏe thì mỗi sản phụ sau sinh sẽ có một khoảng thời gian để phục hồi sức khỏe và liền sẹo khác nhau. Nếu cơ thể bình thường thì sẽ phục hồi nhanh hơn, trong khoảng vài tuần đầu sau sinh, có thể nhận thấy rõ ràng quá trình liền sẹo bằng mắt thường. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian này thì quá trình liền sẹo cũng sẽ chậm hơn và sản phụ sẽ không còn thấy đau đớn nữa.
Ngoài ra, thời gian để vết mổ sau sinh lành lại cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như loại chỉ khâu mà bác sĩ sử dụng, quá trình chăm sóc, vệ sinh vết mổ.
Để tránh vết mổ sau sinh bị đỏ, cứng thì sản phụ cần lưu ý một số vấn đề như:
Không nên mặc quần áo quá chật, hãy mặc những bộ quần áo thoáng mát, rộng rãi để giúp không khí lưu thông, tránh cọ sát vào vết mổ.
Không nên tự ý luyện tập thể dục thể thao quá sức khi vết sẹo chưa lành, chỉ nên đi lại, vận động nhẹ nhàng để tăng quá trình lưu thông máu và ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
Hạn chế để vùng da có sẹo tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì nó có thể làm cho vết sẹo sẫm màu hơn.
Chăm sóc như thế nào để vết mổ sau sinh không bị ngứa?
Sản phụ sinh mổ sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi sức khỏe hơn so với sản phụ sinh thường, ngoài việc chăm sóc để cơ thể lấy lại sức nhanh chóng thì làm thế nào để vết mổ sau sinh không bị cứng, ngứa là điều rất nhiều sản phụ quan tâm.
Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa thì sản phụ sinh mổ cần có một chế độ ăn uống và chăm sóc khoa học mới có thể giúp cho vết mổ nhanh lành, không bị cứng, không bị ngứa do hình thành sẹo lồi. Sản phụ nên nằm nghiêng một bên để giúp giảm bớt các cơn đau do quá trình co thắt tử cung để tống đẩy sản dịch ra ngoài, khi đứng lên, ngồi xuống nên thực hiện nhẹ nhàng. Không tự ý tháo băng vết mổ và làm ướt phần băng gạc vô trùng trong khoảng thời gian 24 - 48 giờ sau sinh.
Quá trình chăm sóc và thay băng vết mổ cần phải đảm bảo vệ sinh, vô trùng, vô khuẩn. Sau khi cắt chỉ vết mổ thì sản phụ nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc cũng như kiêng cữ để tránh vết mổ sau sinh bị đỏ, ngứa, nhanh lành hơn.
Sản phụ có thể dùng khăn ấm thấm ướt bằng nước muối loãng để nhẹ nhàng chườm lên khi vết mổ sau sinh bị ngứa và giúp giảm đau vết mổ khi thời tiết chuyển mùa. Tuyệt đối không dùng tay để gãi vết mổ vì điều này sẽ càng làm tổn thương và hình thành sẹo lớn. Một điều đặc biệt lưu ý là sản phụ không được tự ý dùng thuốc để thoa lên vết mổ vì như vậy sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
Ngoài ra, để sẹo có độ thẩm mỹ cao hơn và tránh hình thành sẹo lồi, ngứa thì sản phụ cần kiêng ăn rau muống và hải sản (sản phụ sau sinh mổ ăn hải sản sẽ khiến cho vết mổ bị ngứa).
Mặc dù vết mổ đẻ bị cứng, đau, ngứa là những hiện tượng bình thường, tuy nhiên để tránh những khó chịu cho biểu hiện này gây ra thì mỗi sản phụ nên tự trang bị cho bản thân những kiến thức nhất định về quá trình chăm sóc và chế độ dinh dưỡng cho sản phụ sau sinh. Khi cần thiết có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có thể chăm sóc cho bản thân tốt nhất.
Vệ sinh vết mổ đẻ đúng cách
Hiện nay, vết mổ đẻ thường được các bác sỹ sản khoa khâu thẩm mỹ bằng chỉ tiêu hoặc chỉ rút sau 5-7 ngày.
Vệ sinh vết mổ như thế nào quyết định trực tiếp đến việc vết sẹo có nhanh liền hay không, có để lại sẹo lớn hay không.
Trong những ngày đầu tiên sau mổ đẻ, các mẹ sẽ được các nhân viên y tế chăm sóc và vệ sinh vết mổ đẻ để vết mổ tránh khỏi nhiễm trùng và biến chứng. Thời gian này, sản phụ cần giữ gìn vệ sinh cho vết mổ, không tự tháo băng, không làm ướt băng gạc...
Thời gian 48 tiếng sau mổ, nhân viên y tế sẽ tháo gỡ băng, vệ sinh và đánh giá vết mổ. Nếu vết mổ khô, không có biểu hiện sưng đau hay chảy dịch thì sẽ để hở hoàn toàn vết mổ không cần băng kín. Lúc này sản phụ cần chú ý không để da vùng vết mổ và xung quanh bị vấy bẩn. Sản phụ có thể tắm bằng nước sạch sau đó dùng gạc để thấm khô vùng vết mổ một cách nhẹ nhàng.
Bệnh nhân sẽ lưu viện 4-5 ngày sau mổ. Thời gian sau khi xuất viện về nhà, bệnh nhân có thể tắm bình thường bằng xà phòng tắm, sau đó dùng khăn sạch để thấm khô vùng vết mổ. Tránh sờ tay nhiều lần vào vết mổ, tránh gãi nếu da vết mổ có phản ứng ngứa.
Vận động điều độ giúp vết mổ đẻ nhanh lành
Hiện nay các sản phụ được khuyến cáo là nên vận động sớm sau mổ để tăng lưu thông toàn hoàn giúp vết mổ nhanh liền và chống dính ruột. Tại bệnh viện, sản phụ sẽ được hướng dẫn vận động từ từ tại giường trong ngày đầu sau mổ, sau đó ngồi dậy, ra khỏi giường khi ống sonde tiểu được rút để đi vào nhà vệ sinh. Qua ngày thứ 3, sản phụ sẽ tập vận động đi lại quanh phòng và sinh hoạt gần như bình thường.
Vận động sau mỗ sẽ gặp phải tình trạng đau. Vì vậy phác đồ giảm đau sau mổ của các bác sỹ là rất quan trọng.
Hết thời gian hậu sản, từ 4 - 6 tuần, sản phụ hồi phục sức khỏe và tham gia các bài tập thể dục trở lại bình thường.
Đi khám nếu vết mổ khi có dấu hiệu bất thường
Rất nhiều trường hợp vết mổ bị cứng, ấn tay thấy đau. Tuy nhiên, mẹ không cần lo lắng, đó chỉ là do chỉ khâu chưa tiêu hết. Chỉ khi vết mổ có các dấu hiệu bất thường, các mẹ sinh mổ mới cần đi khám bác sĩ.
Sản phụ bị đau bụng dữ dội, đi tiểu khó, cảm giác buốt, rát.
Vết mổ bị sưng, vùng da xung quanh vết mổ bị đỏ.
Sốt cao trên 38 độ C.
Vết mổ có dịch và mủ, mùi hôi hoặc chảy máu.
Âm đạo có dịch và có mùi lạ.
Nếu có một hay một vài các dấu hiệu như trên, sản phụ cần được bác sĩ kiểm tra. Vết mổ bị nhiễm trùng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như bục vết mổ, nhiễm trùng máu hoặc gây hoại tử bên trong...
Chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng giúp sản phụ sớm phục hồi sức khỏe cũng như có nhiều sữa cho con bú. Cần đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng, cân đối giữa các nhóm thực phẩm, ăn chín, uống sôi. Lượng thức ăn nên vừa phải, không nên ăn quá no.
Các nhóm thức ăn mẹ sau sinh nên bổ sung vào chế độ hàng ngày
Các thực phẩm giàu đạm, giàu sắt như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá, tôm... giúp vết mổ nhanh lành, chống thiếu máu do thiếu sắt.
Tăng cường rau xanh và trái cây để phòng chống táo bón và bổ sung vitamin và khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng.
Bổ sung sữa, các chế phẩm từ sữa vào thực đơn hàng ngày giúp tăng hàm lượng canxi cung cấp cho cơ thể cả mẹ và bé.
Uống nhiều nước.
Một số món ăn lợi sữa như cháo, móng giò hầm, chân chó hầm, rau ngót, đu đủ chín... mẹ có thể luân phiên bổ sung vào thực đơn hàng ngày để cung cấp đủ sữa cho bé bú.
Chăm sóc vùng sẹo bằng cách dưỡng da
Thoa kem dưỡng da chống sẹo theo chỉ định của bác sĩ:
Tùy theo cơ địa, hiện trạng của vết mổ mà bác sĩ sẽ kê đơn kem dưỡng da kèm theo thuốc bôi để giúp vết mổ mau lành, tránh sẹo lồi.
Không nên thoa kem bằng tay mà nên dung tăm bông sạch để bôi kem lên vùng da vết mổ.
Chăm sóc vết mổ tốt nhằm phục hồi sớm vết mổ và hạn chế mức độ sẹo lồi tùy theo cơ địa của mỗi sản phụ.
Dự đoán khả năng để lại sẹo của da để chúng ta có những biện pháp phòng ngừa thích hợp.
Những yếu tố không kiểm soát được
Tuổi tác: Càng có tuổi, da càng mỏng và ít đàn hồi do collagen trong da thay đổi và các lớp mỡ bên dưới da trở nên mỏng hơn nguyên nhân gây môi thâm, khiến khả năng để lại sẹo cao hơn.
Cơ địa dễ để lại sẹo: Nếu da của bạn hoặc người thân gần gũi dễ để lại sẹo, thì khả năng là lần phẫu thuật này bạn sẽ cần quan tâm nhiều đến việc phòng ngừa sẹo.
Kích cỡ và độ sâu của vết mổ: Vết mổ càng sâu và dài sẽ càng mất nhiều thời gian để hồi phục và dễ để lại sẹo hơn. Sẹo lồi thường xuất hiện ở cánh tay, ngực, vai và lưng, khi các mô sợi phát triển dày đặc quá mức sau khi vết mổ đã khép miệng. Trái lại, sẹo lõm hình thành do da hoặc thịt bị mất đi nhưng cơ thể không sinh ra phần mô để bù đắp vào.
Những yếu tố có thể kiểm soát
Bạn cần chú ý những thói quen và tình trạng sức khỏe sau để phòng ngừa sẹo:
Hút thuốc: làm tăng nguy cơ để lại sẹo và ảnh hưởng xấu đến sự hồi phục nói chung. Các bác sĩ thậm chí sẽ không tiến hành phẫu thuật nếu bệnh nhân không cai thuốc hoàn toàn ít nhất từ 2 tuần trước đó.
Uống rượu, bia, nhiều caffein: khiến cho da và cơ thể mất nước, dẫn đến sức khỏe suy giảm và ảnh hưởng quá trình lành vết mổ.
Chất dinh dưỡng: protein giúp tái tạo da và cơ. Chế độ ăn uống giàu protein rất cần thiết cho người vừa trải qua phẫu thuật và phòng ngừa sẹo.
Mất nước: khi bạn uống nước quá ít hoặc thải ra quá nhiều nước. Thiếu nước trầm trọng gây mất cân bằng điện giải, các vấn đề tim mạch và khiến vết mổ khó lành hơn.
Cân nặng. những người thừa cân béo phì dễ để lại sẹo hơn vì chất béo dưới da có thể chống lại những nỗ lực khâu liền vết mổ của bác sĩ.
Bệnh mạn tính: để có được kết quả tốt, bạn cần kiểm soát chặt chẽ các chứng bệnh của mình trước phẫu thuật và trong quá trình hồi phục. Ví dụ, nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, bạn nên giữ cho lượng đường huyết của mình ở mức bình thường, nếu nó ở mức quá cao thì sẽ khiến việc hồi phục và lành sẹo bị ảnh hưởng.
Những bước chăm sóc và phòng ngừa sẹo sau phẫu thuật
Vệ sinh vết mổ, bước đầu tiên giúp phòng ngừa sẹo
Vệ sinh vết mổ cẩn thận là điều thiết yếu giúp vết mổ không bị nhiễm trùng, lành nhanh và hạn chế để lại sẹo sau này. Cần đảm bảo tay của bạn sạch sẽ và sử dụng các loại thuốc sát trùng chuyên biệt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Lưu ý không nên tùy tiện bôi lên vết mổ các chất chứa cồn như rượu, bia và cồn công nghiệp.
Băng vết mổ
Sau khi vệ sinh, băng bó vết mổ bằng gạc hoặc băng cá nhân, đảm bảo khô ráo, thông thoáng, không quá chặt tay. Tránh sử dụng bông gòn, những sợi lông nhỏ để lại trên bề mặt sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc lành sẹo. Việc băng bó giúp bảo vệ vết mổ không bị nhiễm trùng. Bạn cần thay băng hàng ngày. Nếu nhận thấy băng bị ẩm ướt, hãy thay cái mới ngay, tránh gây ướt vết mổ, tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi.
Hạn chế tối đa việc để vết mổ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời sẽ khiến vùng da non bị thâm sạm. Nếu vết sẹo ở các vùng khó được che đậy như mặt, bạn có thể sử dụng kem chống nắng nhưng cần tham vấn bác sĩ về vấn đề này.
Để lớp mày bong tróc tự nhiên để phòng ngừa sẹo
Khi vết mổ đóng vảy và tạo mày, đừng bao giờ bóc chúng ra. Việc này chắc chắn sẽ để lại các vết sẹo trên da sau này. Nếu muốn phòng ngừa sẹo, hãy để chúng tự lành và bong tróc nhé. Nếu vết mổ thường xuyên bị cọ quẹt với quần áo, hãy mặc áo, quần ngắn hoặc phủ lên vết mày gạc mỏng, thoáng.
Massage
Bạn cũng có thể massage nhẹ nhàng xung quanh vết mổ, giúp máu lưu thông đều đến mô sẹo để đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Sử dụng dầu nụ tầm xuân (rosehip oil)
Dầu nụ tầm xuân rất có lợi cho vết mổ và vết thương nói chung. Hãy thoa loại dầu này lên vết mổ mỗi ngày. Bạn cần kiên nhẫn để tinh dầu từ từ phát huy tác dụng làm lành và phòng ngừa sẹo.
Thoa gel chăm sóc sẹo khi vết mổ vừa lành da non
Khi vết mổ vừa lên da non, bạn có thể sử dụng các loại gel chăm sóc sẹo dịu nhẹ để hỗ trợ quá trình làm mờ sẹo thêm hiệu quả. Một số người đợi đến khi vết sẹo hình thành thật lâu rồi mới bắt đầu sử dụng gel trị sẹo. Khi đó, việc điều trị sẽ mất thêm nhiều thời gian và kém hiệu quả.
Những chú ý sau phẫu thuật để phòng ngừa sẹo
Ngoài các bước chăm sóc vết mổ trên, bạn cần phải thực hiện những điều sau đây để nâng cao hiệu quả phòng ngừa sẹo sau phẫu thuật:
Nghỉ ngơi: theo sự khuyến cáo của bác sĩ. Vội vàng trở lại làm việc sẽ khiến bản thân kiệt sức, lâu hồi phục và không có ích trong việc làm lành vết mổ.
Chăm sóc vết mổ đúng cách: thực hiện những bước chỉ dẫn của bác sĩ chính là cách để bạn ngăn chặn việc để lại sẹo.
Nhận biết sớm các biểu hiện viêm sưng và tìm sự giúp đỡ của bác sĩ kịp thời rất quan trọng. Chứng viêm sưng có thể cản trở việc hồi phục cũng như để lại sẹo nghiêm trọng trên da nếu chúng trở nặng.
Tránh tạo áp lực lên vết mổ: những thao tác nâng, khom,... có thể gây giãn hoặc đè nặng lên vết mổ. Những áp lực này có thể làm hở vết mổ và gây tổn hại cho việc hồi phục. Ngoài ra, nó còn làm cho vết mổ lan rộng hơn, do đó sẽ tăng kích cỡ của vết sẹo.
Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp thêm các dịch vụ liên quan như; may đồng phục giá rẻ, cung cấp đồng phục học sinh, đồng phục công sơ dành cho mọi đối tượng... Chúng tôi đơn vị thiết kế tạo m,ẫu đồng phục chuyên nghiệp dành cho các spa thẩm mỹ viện tại thành phố hồ chí minh và các tỉnh lân cận... dịch vụ may đồng phục spa nail xuất san các nước như vương quốc Anh, Mỹ... châu âu, châu Úc...
Công ty may đồng phục spa giá rẻ tại TPHCM. Chúng tôi có quy mô xưởng may lớn; đội ngũ công nhân may lành nghề; đặc biệt có bộ phận chuyên môn phụ trách kiểm định sản phẩm đầu cuối; đảm bảo các sản phẩm có độ hoàn chỉnh cao; đường may tỉ mỉ trước khi được bàn giao cho khách hàng...
CƠ SỞ MAY ĐỒNG PHỤC GIÁ RẺ UY TÍN TP.HCM..., may đồng phục giá rẻ, may đồng phục, may đồng phục spa, xưởng may đồng phục, công ty may đồng phục tphcm, đồng phục mẫu lạ, may đồng phục tmv, may đồng phục văn phòng, may đồng phục quán ăn, may đồng phục nhà hàng, xưởng đồng phục gò vấp, may đồng phục giá rẻ tphcm, đồng phục spa đẹp.
Website: https://maula.vn/