Phát Triển Nội Dung Bởi Team Quản Trị Website
Thiết kế website chuyên nghiệp, Thiết kế web cho doanh nghiệp chuẩn UX/UI. Thiết kế web code tay chuẩn SEO theo yêu cầu. Dịch vụ Domain/ Hosting tốc độ cao, Sài Gòn List
đồng phục văn phòng đẹp may theo yêu cầu số lượng sỉ lẻ

Bí quyết cách trị sẹo thâm lâu năm an toàn


Sẹo thâm là một trong những nguyên nhân khiến làn da trắng sáng của bạn trở nên sần sùi và cách trị sẹo thâm cũng vô cùng khó khăn. Với các cách trị sẹo thâm lâu năm ở mặt vô cùng hiệu quả dưới đây, các bạn hoàn toàn có thể xóa sạch sẹo thâm trên gương mặt mà không phải mất quá nhiều chi phí điều trị.












Sẹo thâm là gì?



Sẹo thâm là kết quả của quá trình tự làm lành của các tế bào da bị tổn thương do mụn, bệnh thủy đậu, vết thương, trầy xước, khi lớp thượng bì, trung bì hoặc lớp sâu hơn của mô da bị phá vỡ, cơ thể sẽ hình thành các sợi collagen mới để phục hồi khu vực da tổn thương. Tùy từng cơ địa, độ tuổi, sức khỏe của mỗi người mà quá trình này diễn ra với tốc độ khác nhau. Nếu không có sự chăm sóc kỹ càng và có cách trị sẹo thâm hợp lý sẽ làm cho vết sẹo tạo thành vết thâm trên vùng da bị tổn thương.





Cơ chế hình thành sẹo thâm



Khả năng để lại sẹo chiếm từ 80-90% khi xảy ra tổn thương trên da vì cấu trúc collagen gần như bị hủy hoại hoàn toàn. Màu của những vết sẹo này sẽ trở nên thâm sẫm và mất cảm giác nếu vết sẹo không được chăm sóc đúng cách. Sẹo có thể chia làm 3 loại: sẹo rỗ, sẹo lồi và sẹo thâm, trong đó, sẹo thâm được nhận định là loại sẹo dễ điều trị nhất.





Sẹo thâm hay còn gọi là Hyperpigmentation scars là vết sạm màu/đốm nâu trên da, trông giống như một vết sẹo gây mất thẩm mỹ và khiến nhiều người mất tự tin. Nhưng đó không hẳn là một vết sẹo, nó có thể mờ dần đi nhưng phải mất vài năm. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ kiên nhẫn và tìm đến nhiều cách từ tự nhiên đến can thiệp từ y học để đẩy nhanh tiến trình điều trị sẹo.





Dựa trên kết quả nghiên cứu của Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), các yếu tố như màu da, vị trí, di truyền, độ sâu của vết thương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc, kết cấu và mức độ nghiêm trọng của vết sẹo. Cụ thể hơn với người Việt Nam có làn da màu cộng hưởng với tia UV khá cao (theo thời báo Weatheronline (Anh), ngay tại TP.HCM có nhiều ngày chỉ số tia UV ở mức 12 – vượt ngưỡng cho phép) các vết sẹo sẽ có xu hướng tối màu hơn hay còn gọi là tăng sắc tố (melanin).





Trung bình, cơ thể cần khoảng 4 - 6 tháng để làn da tự sản sinh tế bào mới làm mờ vết sẹo thâm, nhưng trên thực tế quá trình mờ sẹo thâm bị ảnh hưởng bởi thói quen sinh hoạt.





Phòng ngừa sẹo thâm



Đối với vết thương đang kéo da non, sẹo thâm rất dễ hình thành nếu da không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách. Do đó, để hạn chế sẹo và sẹo thâm, bệnh nhân cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt như: tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây sẹo lồi (rau muống, hải sản, thịt gà,…), hạn chế chú ý quá mức đến vết thương, tự ý bóc vẩy bề mặt vết thương gây nhiễm trùng, cố gắng che chắn giữ gìn vệ sinh vết thương,…





Các cách trị sẹo thâm hiệu quả



Cách trị sẹo thâm tuy không phải quá khó khăn nhưng là một công cuộc dài hạn đòi hỏi sự kiên nhẫn. Bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp mờ sẹo thâm là cách đơn giản, có thể thực hiện tại nhà bằng cách thay đổi thực đơn hằng ngày hay đắp mặt nạ để bổ sung các dưỡng chất cần thiết.





Điều trị sẹo thâm với cà rốt



Cà rốt vốn là thực phẩm quen thuộc có thể tìm thấy trong bất cứ nhà bếp nào. Khi nhắc đến cà rốt, mọi người thường nghĩ đến khả năng hỗ trợ làm sáng mắt, ngừa đau tim, tai biến, ung thư, điều hòa kinh nguyệt, giúp răng chắc khỏe nhờ vào hàm lượng vitamin A, C, E… dồi dào, tuy nhiên loại rau củ này còn có công dụng trong việc điều trị sẹo thâm.





Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ các lớp biểu bì, làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa tác hại của tia UV, nuôi dưỡng giúp da trắng sáng.





Bên cạnh đó, vitamin C giúp duy trì độ đàn hồi và rạng rỡ cho da, hỗ trợ tuần hoàn máu, mờ vết thâm, kích thích quá trình liền sẹo, hạn chế tổn thương cho da.










Sau đây là 4 cách trị sẹo mụn hiệu quả bằng cà rốt có thể áp dụng dễ dàng tại nhà:


+ Cách 1: Bổ sung cà rốt vào thực đơn hằng ngày chính là một trong những bí quyết giữ da sáng khỏe và hỗ trợ quá trình xóa vết sẹo ngoài da nhanh hơn. Tùy khẩu vị hoặc sở thích, bạn có thể ăn sống, luộc hay chế biến những món ăn từ cà rốt để ngon miệng hơn. Việc hấp thụ cà rốt hàng ngày sẽ giúp làn da sáng mịn, hạn chế tình trạng nổi mụn.





+ Cách 2:  Xay nhuyễn 1 củ cà rốt, trộn với 1-2 muỗng mật ong tạo thành hỗn hợp. Dùng cọ bôi hỗn hợp này lên da như lớp mặt nạ, để yên trong vòng 20 phút rồi rửa lại với nước ấm. Thường xuyên làm mặt nạ từ cà rốt với mật ong bạn sẽ có làn da mịn màng, sạch sẹo thâm mụn.





+ Cách 3: Trong trường hợp da nhiều mụn hay có nhiều sẹo thâm do mụn để lại hoặc đốm nâu trên da bạn hãy dùng nước ép cà rốt rửa mặt hàng ngày thay vì dùng sữa rửa mặt. Áp dụng thói quen này sau một thời gian, làn da bạn sẽ trở nên mịn màng và trắng sáng hơn trông thấy.





+ Cách 4: Luộc chín 1 củ cà rốt, nghiền nát rồi trộn với 4 muỗng mật ong. Cho một miếng giấy dầu hay khăn vải xô phủ lên mặt rồi quét hỗn hợp này lên để nước từ mặt nạ này thấm vào da một cách tốt nhất (dùng như lotion mask). Để nguyên trong khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước ấm, áp dụng cách trị sẹo thâm tại nhà này thường xuyên bạn sẽ có kết quả như mong muốn.





Điều trị sẹo thâm lâu năm với nha đam



Nha đam hay còn gọi là lô hội, tên quốc tế là Aloe Vera, là loại nguyên liệu rất lành tính và nổi tiếng với nhiều công dụng làm đẹp như dưỡng da, điều trị mụn. Theo nghiên cứu khoa học cho thấy, thành phần quý nhất của nha đam là chất gel ở phần lõi giữa bên trong lá. Theo các nhà khoa học phần gel này chứa hơn 57 tinh chất khác nhau, có khả năng kháng khuẩn cao, giảm đau tấy, giúp vết thương mau kéo da non và kích thích máu huyết lưu thông, làm mờ sẹo và giữ ẩm cho da. Vì vậy mà rất nhiều loại thuốc eczema, trị thâm và trị sẹo được điều chế từ loại thảo dược này. mà đắp mặt nạ nha đam trị sẹo thâm sau mụn là cách được khá nhiều người áp dụng.





+Cách 1: Tách từng lá nha đam tươi, rửa sạch bằng nước có pha chlorine loãng. Gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài, tránh để các khoảng màu xanh dính vào gel của lá. Nếu cần thiết, có thể tẩy trùng gel trước khi sử dụng. Nghiền chất nhầy (gel) bên trong lá bằng lưới lọc hoặc giã nhuyễn rồi sử dụng.





Rửa mặt sạch rồi dùng gel lô hội đắp thành lớp mặt nạ mỏng, để yên từ 15 đến 20 phút. Sau đó, dùng nước ấm rửa sạch lớp gel này đi. Mỗi tuần chỉ được đắp 2-3 lần. Phụ nữ có thai, người cao tuổi không dùng mặt nạ gel lô hội trị thâm theo cách này.





+ Cách 2: cách trị sẹo thâm bằng nha đam và nước vo gạo.Trong nước gạo chứa rất nhiều vitamin B5 rất có lợi cho da vì thế, thay vì đổi đi phần nước vo gạo mỗi ngày khi nấu cơm, bạn hãy tận dụng nguồn nguyên liệu tiết kiệm này pha với gel nha đam để cải thiện tình trạng da, giúp da sạch sẽ, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa, duy trì độ ẩm và hỗ trợ tái tạo da. Chỉ sau một thời gian ngắn bạn sẽ phải ngạc nhiên về sự thay đổi trên làn da của mình, da căng mịn, trắng sáng và dấu vết của những vết sẹo thâm chi chít mờ đi rõ rệt.





Trộn đều gel nha đam và phần lắng của nước vo gạo vào một cái cốc sạch theo tỉ lệ 1:1. Rửa sạch da mặt và lau khô bằng khăn cotton mềm, rồi dùng bông cotton thấm hỗn hợp thoa khắp vùng da bị sẹo hoặc khắp vùng mặt để giúp da trắng hơn (như lotion mask). Thư giãn sau 20 phút thì rửa sạch mặt với nước ấm với nhiệt độ vừa phải. Thực hiện đúng hướng dẫn cách trị sẹo thâm bằng nha đam đều đặn 3 - 4 lần/tuần.





+ Cách 3:  Tạo hỗn hợp dung dịch dưỡng da với thành phần: 1 muỗng gel nha đam, 1 muỗng sữa chua, cùng ½ muỗng mật ong. Sau đó dùng bông cotton thấm đều dung dịch lên da mặt, từ 12 đến 15 phút sau thì rửa sạch lại da mặt bằng nước có độ ấm vừa phải.





Mỗi tuần bạn có thể thực hiện đắp mặt nạ trị sẹo thâm bằng lô hội theo kiểu này khoảng 2 – 3 lần, rất có lợi cho làn da vì ngoài trị sẹo mụn, mặt nạ nha đam còn giúp da phòng ngừa được tình trạng hình thành nếp nhăn hoặc mụn trứng cá.










+ Cách 4: Sẹo thâm có thể khắc phục bằng nha đam và sữa tươi. Với thành phần giàu acid lactic, beta hydroxy acid, vitamin A, D, B6, B12, protein và nhiều khoáng chất, sữa tươi giúp làm trắng da, tẩy tế bào chết, dưỡng ẩm và bổ sung collagen, kích thích tế bào da tái tạo. Do đó, mặt nạ nha đam và sữa tươi chính là sự kết hợp hoàn hảo, mang lại một làn da mịn màng và trắng hồng rạng rỡ.





Trộn đều 2 muỗng gel nha đam và 2 muỗng sữa tươi không đường. Dùng hỗn hợp này bôi lên mặt sau khi da mặt đã được làm sạch, lỗ chân lông thông thoáng bạn dùng bông cotton thấm dung dịch vừa thực hiện bôi lên da (tương tự như lotion mask). Thư giãn khoảng 15 phút, bạn rửa sạch lại với nước sạch. Mỗi tuần nên thực hiện cách trị sẹo thâm bằng nha đam đơn giản đều đặn 3 - 4 lần.





Dùng kem đặc trị làm mờ sẹo thâm



Ngoài ra, áp dụng các loại kem đặc trị sẹo thâm cũng là cách khá tiện lợi phù hợp với những người bận rộn. Có 2 loại thuốc chính: loại không kê toa và loại kê toa bởi các bác sĩ da liễu.





Đối với thuốc/kem trị sẹo thâm không kê toa, các bạn nên chú ý về thành phần bên trong để tránh “tiền mất tật mang”. Các thành phần phổ biến trong các sản phẩm trị sẹo là Hyaluronic acid (HA), Alpha Hydroxyl Acid (AHA), Silicone, vitamin E… Khi áp dụng cho các vết sẹo tăng sắc tố của bạn thường xuyên, nó sẽ từ từ loại bỏ các sắc tố và giúp họ phù hợp với da xung quanh.





Hyaluronic acid: Cùng với Collagen và Elastin thì Hyaluronic acid là một trong những thành phần đóng vai trò chính trong việc tạo nên lớp nền cơ bản cho da tại lớp hạ bì. Trong khi Collagen và Elastin đan thành một mạng lưới  để cố định các tế bào da thì Hyaluronic acid như chất keo để kết dính và gia cố chúng lại với nhau tạo nên sự đàn hồi cho da, ngoài ra chúng cũng giữ các tế bào nước để tạo độ ẩm và căng mịn nữa.





Hyaluronic acid khi có mặt trong các sản phẩm trị sẹo có tác dụng thúc đẩy việc ổn định cấu trúc da tại vùng sẹo khiến chúng bằng phẳng trở lại và giống với các vùng da khác.





Alpha Hydroxyl Acid (AHA) là một loại acid hữu cơ có trong nhiều loại trái cây khác nhau, tuy nhiên nhờ khả năng chống oxy hóa nên chúng được sử dụng trong các sản phẩm trị sẹo để giúp thúc đẩy tái tạo tế bào mới thay thế cho các tế bào cũ hư tổn.





Silicone là một dạng polyme của silic có vô số các công dụng khác nhau liên quan đến sinh hóa cơ thể nói chung và phẫu thuật nói riêng. Chúng có khả năng tích hợp tốt với các tế bào cơ thể nói chung và tạo nên một môi trường tương tự các mô mỡ của cơ thể. Đối với việc làm mờ sẹo cũng vậy, silicone giúp cho các tế bào da có được một môi trường tốt hơn để phục hồi và phát triển.





Chính vì lẽ đó chúng được thêm vào hầu hết các loại thuốc bôi liền sẹo tốt nhất cũng như được chế tạo thành các miếng dán silicone tiện lợi để bạn sử dụng trực tiếp.





Vitamin E có một lịch sử lâu đời với việc làm đẹp da mà làm liền sẹo cũng là một trong số đó. Vừa có chức năng chống oxy hóa hữu hiệu, vừa có khả năng dưỡng ẩm cho da sâu bên trong, Vitamin E giúp cho các tế bào da tại nơi có vết sẹo nhanh chóng được tái tạo và phát triển, đồng thời giữ cho vết sẹo không bị khô rát hay ngứa do mất nước. Bên cạnh việc dùng vitamin E từ các loại thuốc bôi liền sẹo tốt nhất thì bạn cũng có thể bổ sung thêm từ nguồn thức ăn cũng có hiệu quả.





Sẹo lồi là gì, nguyên nhân?



Sẹo lồi là một dạng tổn thương lành tính về mặt nội khoa, nhưng thường ác tính về mặt tâm lý và thẩm mỹ. Sẹo lồi đặt ra một thách thức lớn cho bác sĩ điều trị, vì tỉ lệ tái phát cao và thường không đáp ứng tích cực với điều trị chăm sóc da. Mặc dù có nhiều phương thức điều trị sẹo lồi nhưng những nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên đã chứng minh rằng không có một phương pháp nào đạt hiệu quả 100%.





Phân biệt sẹo lồi và sẹo phình đại, cách trị sẹo lồi lâu lăm



Sẹo là kết quả của một nhóm mô sợi được hình thành để thay thế cho vùng da bị tổn thương. Tất cả tổ chức hay bộ phận nào của cơ thể sau khi xảy ra vết thương đều trải qua quá trình liền vết thương hay còn gọi là hồi phục.





Do đó, sẹo là kết quả tự nhiên của quá trình này. Trong y học, thời gian cơ thể hồi phục sau tổn thương (đặc biệt tổn thương trên da) chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn phản ứng viêm, tăng sinh và giai đoạn tái tạo (sửa chữa) tổ chức. Thông thường, cơ thể sẽ mất từ 3-6 tháng để đi hết cả ba giai đoạn này, nhưng nếu trong thời gian này xảy ra bất kỳ rối loạn nào trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình liền sẹo và loại sẹo hình thành. 





Tùy theo mức độ tổn thương, khả năng can thiệp, vị trí tổn thương trên cơ thể có thể để lại các loại sẹo khác nhau: sẹo bình thường hay sẹo không bình thường.





Một tổ chức sẹo được xem là bình thường nếu vùng sẹo có hình thể, cấu trúc, đặc tính như bằng phẳng ngang bề mặt da lành xung quanh, có màu trắng hồng, hơi bóng, mềm mại, không co kéo da xung quanh, không có bất kỳ triệu chứng nào tại chỗ.





Các loại sẹo không có các dấu hiệu trên đều là sẹo bất thường, các loại sẹo này thường không có giá trị về tính thẩm mỹ và đôi khi ảnh hưởng cả đến chức năng của vùng da bị sẹo nên được các bệnh nhân quan tâm và tìm các loại bỏ.





Sẹo lồi là một loại sẹo bệnh lý của da, có ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến thẩm mỹ, tâm lý và sức khỏe của người bệnh. Sẹo lồi hình thành do hậu quả của sự mất cân bằng giữa quá trình tổng hợp và phân hủy collagen (sự mất cân bằng này xảy ra trong giai đoạn thứ ba của quá trình liền sẹo và sẽ tiếp tục kéo dài nếu không được can thiệp) dẫn đến sự tích tụ quá mức của collagen ở trung bì da - mà nguyên do sinh bệnh cho đến nay vẫn còn chưa được sáng tỏ hết.





Mặc dù phần khối sẹo phát triển liên tục, gây ra các triệu chứng trên da: đau nhức, ngứa, co kéo, tuy nhiên đây là khối sẹo hoàn toàn lành tính, chưa có nghiên cứu nào cho thấy có nguy cơ phát triển ung thư từ sẹo lồi. Sẹo lồi được quan tâm hơn, vốn dĩ là do nó mang những đặc tính nổi bật, gây mất thẩm mỹ và sự khó khăn trong việc kiểm soát, điều trị sẹo lồi và dự phòng. Sau đây là một số đặc điểm bệnh lý của sẹo lồi:










Sẹo phát triển lấn vào trung bì da lành xung quanh, vượt ra ngoài phạm vi của vết thương ban đầu (từ một vết kim tiêm, một mụn trứng cá nhiễm trùng, thậm chí từ một vết côn trùng cắn cũng có thể hình thành và phát triển thành một khối sẹo lồi).





Khối sẹo có thể tạm dừng phát triển nhưng không có biểu hiện tự thu hẹp theo thời gian.


Có một số vùng da đặc biệt trên cơ thể, có nguy cơ cao hình thành sẹo lồi sau khi bị tổn thương như: vùng dái tai, vành tai; vùng có râu trên mặt; vùng ngực trước xương ức; vùng da trên cơ delta của cánh tay; vùng lưng trên; vùng mu…. Ngược lại, vùng da gan tay, lòng bàn chân hầu như không thấy có sẹo lồi sau bất kỳ tổn thương nào.





Cơ thể người từ 10-30 tuổi với tốc độ phát triển cơ thể mạnh nhất có tỷ lệ xuất hiện sẹo lồi cao nhất. Khu vực này có liên quan đến sự hình thành sẹo lồi do mức độ căng cơ và căng da cao hơn. Ngoài ra, các sắc tộc có màu da đậm hơn, như người Mỹ gốc Phi và người Tây Ban Nha, có xu hướng hình thành sẹo lồi cao hơn.





Sẹo lồi có thể chuyển từ màu đỏ sang màu nâu và thường có vỏ bọc. Sẹo lồi còn gây ra cảm giác nhạy cảm và khó chịu. Theo AARP, sẹo lồi có thể ngứa và khiến người bệnh cảm thấy khó chịu hoặc bị kích thích bởi ma sát từ quần áo.





Mặc dù không có bằng chứng cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ bệnh giữa nam giới và nữ giới nhưng thực tế gặp sẹo lồi nhiều hơn ở nữ giới (có thể có sự tác động của thai nghén hoặc do nữ giới có nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ cao hơn đồng nghĩa với việc có nguy cơ bị sẹo cao hơn).





Việc hình thành và phát triển của sẹo lồi còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền và thể trạng của từng cá nhân.


Đáng chú ý, các phẫu thuật điều trị sẹo lồi đơn thuần (kể cả phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ) thường làm cho sẹo lồi trở nên tồi tệ hơn.





Đối với các phương pháp trị sẹo, mục đích việc điều trị sẹo lồi là biến sẹo bệnh thành sẹo bình thường, cố gắng duy trì và kiểm soát sẹo ở tình trạng bình thường đó chứ không thể xóa hẳn hoàn toàn.





Sẹo phình đại ( hypertrophic scar)



May mắn hơn sẹo lồi, sẹo phình đại cũng là một loại sẹo bệnh lý của da nhưng có quá trình tiến triển và tiên lượng tích cực hơn nhiều. Về mặt sinh học, sự hình thành của sẹo cũng do sự mất cân bằng giữa hai quá trình tổng hợp - phân hủy collagen của cơ thể, nhưng sự mất cân bằng này chỉ là tạm thời và diễn ra trong giai đoạn thứ hai của của quá trình liền sẹo; sự mất cân bằng này sẽ được sửa chữa trong giai đoạn thứ ba vì vậy sau thời gian đầu phát triển, sẹo sẽ dần thoái lui để có xu hướng trở lại thành một sẹo bình thường.





Giai đoạn đầu tiên, sẹo phình đại cũng phát triển to lên thành khối cứng, màu đỏ, gây ngứa, đau và khó chịu cho bệnh nhân vì thế, rất khó để nhận định đây là sẹo phình đại hay sẹo lồi.





Tương tự sẹo lồi, kích thước sẹo phình đại cũng tăng lên, nhưng hiếm khi vượt quá 4mm trên da. Chúng có thể có màu đỏ hoặc hồng. Sự khác biệt quan trọng nhất giữa sẹo phình đại và sẹo lồi là những vết sẹo phình đại không phát triển vượt quá ranh giới ban đầu của tổn thương da. Ngoài ra, trẻ em và những người có da sáng hoặc mắc bệnh rosacea (hay còn gọi là chứng đỏ mặt, là một bệnh da phổ biến gây mẩn đỏ ở mặt và thường tạo ra những vết màu đỏ, thậm chí mụn đỏ hay mụn mủ) đặc biệt dễ bị sẹo phình đại.





Tuy nhiên, các bác sĩ phân biệt sẹo phình đại theo một số đặc điểm bệnh lý riêng như:


       + Sẹo thường chỉ phát triển trong một thời gian nhất định và khối sẹo phát triển không vượt ra ngoài phạm vi của vết thương ban đầu, nghĩa là khối sẹo có thể to lên về kích thước nhưng không theo kiểu xâm lấn mà là đẩy da lành ra xung quanh.





       + Sẹo có xu hướng tự thoái lui theo thời gian, tuy nhiên không thể nói chính xác khoảng thời gian cụ thể để một sẹo phình đại ngưng phát triển và bắt đầu thoái lui. Trung bình quá trình này sẽ mất từ 12 đến 18 tháng.










       + Không như sẹo lồi, ta có thể gặp sẹo phình đại ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, bất kỳ giai đoạn phát triển nào của cơ thể; không có yếu tố cơ địa, yếu tố di truyền và hoàn toàn không có sự khác biệt về tỷ lệ bị sẹo giữa hai giới tính.





       + May mắn hơn trong việc trị sẹo lồi, các phẫu thuật sửa sẹo phình đại nếu đúng cách thường có kết quả khả quan hơn về mặt thẩm mỹ.





Tóm lại, sẹo lồi (Keloids) có vẻ “tệ” và nghiêm trọng hơn hẳn, tuy nhiên nếu sẹo lồi không được điều trị, chúng có thể tiếp tục dày lên và phát triển vô hạn. Đây cũng chính là sự khác biệt giữa chúng và sẹo phình đại (những vết sẹo phì đại không tiếp tục phát triển khi đạt đến một điểm nhất định).




"QC" Ro Phi studio chuyên cung cấp dịch vụ Viral - Animation 2D 3D

748 Thống Nhất, Phường 15, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0972 123 018

Mail: nghiahey@gmail.com

Fb: https://www.facebook.com/rophistudio

TC: https://seotukhoa.com.vn

Đăng nhận xét