Sẹo thâm là gì? Điều trị sẹo thâm như thế nào?
Sẹo thâm là tình trạng khá phổ biến trên da hiện nay, là quá trình tự hồi phục của các tế bào da bị tổn thương do mụn hoặc thủy đậu hay bất cứ vết thương, vết trầy xước nào để lại và hình thành các tế bào collagen mới nhằm hồi phục vết thương.
Tùy thuộc vào cơ địa, độ tuổi và sức khỏe của từng người mà quá trình này diễn ra nhanh hay chậm. Cần phải có một quá trình chăm sóc kỹ càng cũng như một quá trình điều trị phù hợp để tránh gây ra tình trạng các vết sẹo tạo thành các vết thâm tím gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Sẹo thâm trên thực tế không phải là một loại sẹo, sau thời gian khoảng vài năm các vết thâm này sẽ mờ dần và biến mất. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để chờ những vết thâm này biến mất bởi nó gây ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ, thậm chí nhiều người còn cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp với những người khác khi sở hữu khuôn mặt chi chít những nốt mụn thâm.
Hạn chế trang điểm
Khi bị sẹo thâm, hầu hết các chị em đều phải cậy nhờ rất nhiều đến mỹ phẩm che khuyết điểm mới có thể che lấp được những vết sẹo xấu xí trên da của mình. Tuy nhiên, đó lại là một hành động vô cùng sai trái, bởi lúc này vùng da đang bị sẹo vẫn còn rất yếu và chưa được hồi phục hoàn toàn, nên nếu phải tiếp xúc nhiều với hóa chất từ mỹ phẩm, sẽ khiến cho da bị bào mòn, mất đi sự thông thoáng, tạo điều kiện cho sẹo phát triển nặng hơn.
Do đó, để việc điều trị sẹo thâm được tiến hành một cách suôn sẻ và hiệu quả, bạn đừng nên trang điểm quá nhiều trong thời gian này mà hãy giữ cho da luôn sạch sẽ và thông thoáng, như vậy thì các vết sẹo thâm mới có thời gian phục hồi nhanh hơn.
Không gải hay sờ tay lên những vết sẹo
Thông thường, các vết sẹo đang trong giai đoạn điều trị và phục hồi sẽ làm cho bạn cảm thấy rất ngứa ngáy, khó chịu, buộc bạn phải dùng tay để gải. Mặc dù, đây chỉ là một phản xạ tự nhiên vô cùng bình thường, nhưng đối với những người đang bị sẹo, thì đó lại là một điều không nên. Vì lúc này, nếu tay bạn chưa được vệ sinh sạch sẽ, chắc chắn sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn và bụi bẩn tấn công vào vết sẹo, gây nhiễm trùng và lở loét.
Thế nên, trong giai đoạn sẹo trang trên đà phục hồi, tốt nhất bạn đừng bao giờ dùng tay gải hay sờ lên những vết sẹo, để tránh hiện tượng viêm nhiễm da và trở bệnh nặng hơn.
Uống nhiều nước
Vùng da quanh những vết sẹo thường rất khô và cứng, nên rất khó để chữa trị tận gốc, nếu không được cung cấp đủ độ ẩm cần thiết. Lúc này, chỉ có uống thật nhiều nước mới có thể cân bằng được độ ẩm cho những vùng da bị hư tổn này. Nước sẽ giúp loại bỏ tất cả mọi vi khuẩn ra khỏi cho cơ thể, cải thiện và tái tạo độ đàn hồi của da, làm sạch tế bào chết, đồng thời hỗ trợ quá trình lưu thông máu và phục hồi những vùng da bị tổn thương do sẹo để lại.
Chỉ cần uống đủ từ 1,5 – 2 lít nước/ngày, đảm bảo những vết sẹo trên da sẽ nhanh chóng hồi phục và trả lại cho bạn làn da đẹp mịn màng, không tỳ vết.
Không bóc vảy vết thương đang lành
Việc bóc vảy vết thương đang lành sẽ khiến quá trình tái tạo da bị gián đoạn, có thể gây viêm trở lại hoặc để lại vết thâm, sẹo rỗ. Đây là thói quen xấu mà chúng ta thường mắc phải, không chỉ ở các vết mụn trên mặt mà cả các vết thương trên cơ thể.
Vệ sinh da đúng cách
Khi rửa mặt, da mụn bạn không nên chà xát mạnh. Đặc biệt, da mụn và dễ kích ứng các bạn nên thận trọng trong việc chọn sữa rửa mặt. Hoặc với loại da quá nhạy cảm chỉ nên rửa mặt bằng nước lạnh. Tránh tình trạng mụn dày thêm dẫn đến sẹo sau mụn nặng thêm.
"QC" CƠ SỞ MAY ĐỒNG PHỤC GIÁ RẺ UY TÍN TP.HCM
Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18 ( Ms. Nguyệt )
Email: nguyethey@gmail.com
Youtube : https://www.youtube.com/watch?v=VLUrkEZInDw