Phát Triển Nội Dung Bởi Team Quản Trị Website
Thiết kế website chuyên nghiệp, Thiết kế web cho doanh nghiệp chuẩn UX/UI. Thiết kế web code tay chuẩn SEO theo yêu cầu. Dịch vụ Domain/ Hosting tốc độ cao, Sài Gòn List
đồng phục văn phòng đẹp may theo yêu cầu số lượng sỉ lẻ

Giải mã sẹo thâm là gì?


Làn da hồng hào, căng mịn là ao ước của hầu hết phụ nữ, nhưng không phải ai cũng may mắn có được làn da như ý muốn. Sẹo thâm là một trong những ám ảnh của phái đẹp, khiến chị em luôn trăn trở. Vậy sẹo thâm là gì? Nguyên nhân và giải pháp ra sao, cùng theo dõi bài viết dưới đây.












Sẹo thâm là gì?



Sẹo là kết quả của một quá trình tự làm lành của các tế bào da do vết thương để lại. Sẹo xuất hiện khi lớp trung bì của da, hoặc lớp sâu hơn bị phá hủy, cơ thể sẽ hình thành các sợi collagen mới để thay thế cho vùng tổn thương đó.





Quá trình này diễn ra không giống nhau do cơ địa khác nhau của mỗi người. Nếu để lâu không chăm sóc và điều trị, những vết sẹo này sẽ trở nên thâm sẫm màu. Khi đó, da không còn trơn láng do nguyên bào sợi đã bị phá hủy, ảnh hưởng đến việc tái tạo collagen mới và sợi đàn hồi.










Nguyên nhân khiến sẹo bị thâm Khi phải chịu bất cứ tổn thương nào như: tai nạn, bỏng, thủy đậu, mụn… da đều rất dễ bị viêm, dẫn đến sự xáo trộn cân bằng các thành tố da, khiến tăng sinh sắc tố melanin, dẫn đến bị sẹo thâm. – Do nặn mụn sai cách Khi mụn mọc trên mặt, nhiều người sẽ có thói quen nặn mụn. Thế nhưng, nặn mụn không đúng cách khiến vùng da xung quanh bị tổn nặng nề, gây nên tình trạng viêm nhiễm, khiến vùng da bên dưới bị tụ máu dẫn tới sẹo thâm.





– Do vết thương sau tai nạn: Thông thường các vết thương do bị tai nạn (ngã xe, vết mổ,…), sẽ để lại sẹo thâm nếu như bạn không biết điều trị đúng cách. – Do yếu tố môi trường bên ngoài: Khi nặn mụn xong, đang trong quá trình lên da non, tổ chức da mới nhạy cảm với tia cực tím, nếu không bảo vệ tránh nắng mặt trời, vùng da non bị tổn thương, hắc tố melamin tổng hợp nhiều hơn, gây nên tình trạng sẹo thâm.


Vì sao trị sẹo thâm trên mặt mãi vẫn không khỏi?



Nếu sẹo thâm của người bị mụn ở dạng nhẹ (gồm mụn đầu trắng, mụn cám) và khi để lại sẹo thâm thì rất nhạt màu, đen mờ do các sắc tố melanin tăng ít. Do vậy lúc này em hoàn toàn có thể sử dụng những biện pháp trị sẹo thâm thông thường để đẩy nhanh tiến trình giảm sắc tố melanin và phục hồi làn da trắng mịn.





Khi bị sẹo thâm nhẹ, em có thể chữa lành và làm mờ chúng có hiệu quả bằng các nguyên liệu thiên nhiên như chanh, tỏi, hành tây,.... Tuy nhiên, nếu đã áp dụng mãi nhưng không khỏi mà còn khiến sẹo thâm nặng thêm, rất có thể là làn da của em bị dị ứng, kích ứng khi dùng không đúng cách; hoặc không kiên trì sử dụng đều đặn trong một thời gian dài.










Nếu sẹo thâm do mụn viêm (gồm mụn bọc, mụn mủ, mụn trứng cá dạng nang,..), các loại mụn này được tính như là một dạng nhiễm trùng, vì vậy PIH sẽ tăng cao hơn. Do đó mà các melanin tăng tiết trên da, chúng ăn sâu vào trong biểu bì cũng như trong tầng da sâu hơn, gây ra những vùng sẹo thâm đen rất nặng nề trên khuôn mặt.





Từ đó quá trình tự nhiên phục hồi, giảm melanin của làn da là rất chậm. Khi sử dụng các biện pháp tự nhiên như đắp mặt nạ trị sẹo thâm từ chanh, tỏi,… sẽ không tác động sâu vào bên trong. Trong trường hợp này dù bạn rất kiên trì thực hiện chúng trong thời gian dài nhưng mãi vẫn không khỏi là điều tất nhiên.


Đâu là phương pháp trị sẹo thâm do mụn hiệu quả?



Để điều trị sẹo thâm do mụn hiệu quả, đầu tiên em cần ngăn chặn chúng bằng cách không dùng tay nặn mụn hoặc sờ lên mặt. Bởi nặn mụn không đúng cách chính là nguyên nhân khiến vùng da xung quanh bị tổn thương, gây nên tình trạng viêm nhiễm và tụ máu dẫn tới sẹo thâm.





Bên cạnh đó, cần vệ sinh sạch sẽ vùng bị thâm, mụn bằng nước muối sinh lý hoặc sữa rửa mặt dịu nhẹ. Em cần bảo vệ làn da cẩn thận trước các nhân tố gây hại từ môi trường như ánh nắng mặt trời, bụi bẩn bằng khẩu trang, áo khoác và kem chống nắng có chỉ số phù hợp.





Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng mụn và thâm sẹo trên da. Do đó, em nên ăn nhiều hoa quả rau xanh, thực phẩm giàu collagen nhằm bổ sung năng lượng thiếu hụt và các dưỡng chất cho vùng da bị sẹo thâm.





Đồng thời nên uống nhiều nước khoảng 2 - 3 lít hằng ngày, việc này giúp tăng sự đàn hồi, cân bằng độ ẩm và tăng quá trình lưu thông các chất dinh dưỡng, giúp làm mờ sẹo thâm một cách tốt hơn.


Trị vết thâm trên da như thế nào?



Vết thâm, còn gọi là tăng sắc tố sau viêm (Post Inflammation Hyperpigmentation - PIH), là tình trạng các tế bào sắc tố tăng cường hoạt động sản sinh nhiều sắc tố melanin tại vùng da bị viêm hay tổn thương trước đó, ví dụ như các vết thâm do mụn để lại, vết thâm do bỏng, hay tình trạng tăng sắc tố do laser…


Làm sao thoát khỏi các vết thâm này khiến nhiều người đau đầu, đặc biệt là chị em.



Tăng sắc tố sau viêm có thể nằm rời rạc từng đốm theo các vết tổn thương như trường hợp thâm mụn hoặc cũng có khi thành từng mảng và dễ nhầm lẫn với nám mảng như trường hợp tăng sắc tố do bỏng hay tăng sắc tố sau laser.





Điểm khác biệt dễ nhận biết của tăng sắc tố sau viêm so với các trường hợp rối loạn sắc tố khác là đã có một tổn thương hay một phản ứng viêm tại vị trí đó trước khi hình thành sắc tố.


Xử lý vết thâm màu đỏ



Các vết thâm màu đỏ thường là giai đoạn sớm của quá trình hình thành vết thâm, khi mà phản ứng viêm chưa kết thúc hoàn toàn hoặc vừa mới kết thúc, tổ chức da ở vùng tổn thương chưa được tái tạo đầy đủ hay các tổn thương hệ mạch chưa được khôi phục và huyết sắc tố chưa được đào thải.





Với các vết thâm dạng này cần tác động nhẹ nhàng theo hướng kích thích quá trình hồi phục của tổn thương và kết thúc hoàn toàn phản ứng viêm trước đó, đồng thời kìm hãm quá trình sản sinh sắc tố quá mức sau viêm. Cần tránh các liệu pháp trị liệu mang tính xâm lấn hay kích ứng, tránh kích thích một phản ứng viêm mới khi phản ứng viêm trước đó chưa kết thúc hoặc khi tổn thương chưa hồi phục hoàn toàn.





Với các vết thâm đỏ tương đối ít và nhẹ nhàng, tổn thương không quá sâu mà chỉ khu trú nông trên bề mặt, có thể cải thiện hoặc xóa bỏ các vết thâm đỏ bằng các liệu pháp chăm sóc da tại nhà như:





Bôi dịch chiết tế bào gốc hoặc PRP (Platelet Rich Plasma - Huyết tương giàu tiểu cầu): Các yếu tố tăng trưởng như yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF), yếu tố tăng trưởng nội mạc mạch máu (VEGF), yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi (FGF), yếu tố tăng trưởng nguồn gốc tiểu cầu (PDGF), yếu tố tăng trưởng chuyển đổi beta (TGF-β)… sẽ giúp tổn thương mau lành, ngăn ngừa sẹo, kích thích tăng sinh collagen, elastin và tăng trưởng biểu bì để tái cấu trúc da vùng tổn thương, kích thích tăng sinh hệ mạch.





Tuy nhiên, cần lưu ý đối với da dầu hay da đang bị mụn vì dễ có nguy cơ nổi mụn nhiều hơn do đẩy nhanh tốc độ sừng hóa gây tắc nghẽn. Có thể hạn chế việc nổi mụn bằng cách không bôi lên vùng da lành mà chỉ bôi khu trú trên vùng da bị tổn thương mà thôi.





Sử dụng kem bôi có chứa vitamin K và/hoặc chiết xuất arnica giúp thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương hệ mạch và đào thải huyết sắc tố để loại trừ các vết thâm đỏ nhanh chóng hơn.





Sử dụng các sản phẩm làm trắng không chứa các loại acid hữu cơ gây bong da để ức chế quá trình sản sinh sắc tố sau viêm mà không gây kích ứng da cũng như không kích thích một phản ứng viêm mới làm vết thâm đỏ nhiều hơn.





Tẩy da chết nhẹ nhàng dạng gel tạo cuộn (2 lần/tuần vào buổi tối) hoặc đắp sữa chua không đường khoảng 1-2 lần/tuần, mỗi lần khoảng 10 - 15 phút sau đó rửa sạch. Việc tẩy da chết nhẹ nhàng giúp kích thích tuần hoàn và tái tạo da nhanh chóng hơn, đồng thời ngăn ngừa việc tích lũy sắc tố melanin sau viêm, cần được thực hiện nhẹ nhàng nhất có thể để không làm da bị kích ứng và đỏ thêm.


Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng và bôi kem chống nắng thường xuyên.



Nếu các liệu pháp này kém hiệu quả, thì liệu pháp trị liệu bằng laser xung dài tại các phòng khám da liễu, thẩm mỹ viện hay các spa là lựa chọn tối ưu. Laser xung dài với độ rộng xung hàng mili giây sẽ tác động sâu xuống trung bì nhú và trung bì lưới, nơi xảy ra các tổn thương hệ mạch và được hấp thu chọn lọc bởi các huyết sắc tố sẽ hình thành cơ chế quang nhiệt chọn lọc để phân hủy chọn lọc các huyết sắc tố này và giúp cơ thể đào thải chúng ra ngoài nhanh hơn rất nhiều.


Xử lý các vết thâm màu đen



Các vết thâm đen thường xuất hiện khi phản ứng viêm đã kết thúc hoàn toàn, vùng da tổn thương đã tương đối lành lặn và các thương tổn hệ mạch hầu như không còn nữa. Phản ứng sản sinh sắc tố thông thường sẽ dừng lại nếu không có kích hoạt phản ứng viêm mới (trừ một số trường hợp rất đặc biệt tổn thương sâu hoặc tổn thương khi da còn non/trẻ làm rối loạn điểm đẳng sắc của làn da).





Vì vậy, hướng trị liệu lúc này là bóc tách nhẹ nhàng để lấy đi các sắc tố melanin đang có sẵn trên da. Bóc tách cần đủ mạnh để lấy được càng nhiều sắc tố melanin hiện có càng tốt, nhưng đồng thời cũng phải đủ nhẹ nhàng để không vô tình làm kích hoạt một phản ứng viêm mới và lại hình thành một quá trình tăng sắc tố mới.





Xử lý tại nhà: Tẩy da chết thường xuyên (2-3 lần/tuần bằng cơ chế vật lý hay hóa học), sử dụng các loại sản phẩm làm trắng có chứa acid bong da hoặc không (có chứa acid đối với da dày khỏe, ít tiếp xúc ánh nắng; sử dụng loại không chứa acid đối với da mỏng, yếu hoặc tiếp xúc nhiều với nắng), chống nắng kỹ và thường xuyên, ngay cả khi trong nhà.





Xử lý tại các phòng khám da liễu, các spa hay thẩm mỹ viện có thể kể đến như thay da sinh học (có thể là thay da hóa học hay thay da vật lý bằng vi tảo, tùy thuộc da dầu hay da khô và các vấn đề đi kèm) hoặc nếu không muốn bong tróc hay không muốn ảnh hưởng đến sinh hoạt/giao tiếp hay công việc thì có thể lựa chọn liệu pháp chiếu laser xung ngắn bằng kỹ thuật toning để xóa bỏ vết thâm dần dần mà không gây tổn thương da.





Các vết thâm hay tăng sắc tố sau viêm (PIH) nếu được xác định và điều trị đúng thì có thể dễ dàng cải thiện trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu áp dụng sai định hướng hay sai phương pháp sẽ dễ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như tăng sắc tố sâu hơn và rộng hơn, tạo sẹo do tổn thương quá mức hoặc thậm chí là gây mất sắc tố vĩnh viễn.


Bật mí cách trị sẹo thâm đỏ sau mụn với 5 bước chăm sóc đơn giản



Sẹo thâm đỏ trên mặt - di chứng của mụn gây mất thẩm mỹ đang dần lấy đi sự tự tin của bạn? Đừng lo, hãy áp dụng 5 bước chăm sóc da sau đây để loại bỏ sẹo thâm đỏ một cách triệt để.


1. Giữ cho da mặt luôn sạch



Đây là bước rất quan trọng để hạn chế sự hình thành và phát triển của mụn - nguyên nhân chính khiến các vết sẹo thâm đỏ xuất hiện trên da mặt bạn. Khi tác động sớm vào những vùng bị mụn sẽ hạn chế được tình trạng thâm, nhưng lưu ý không nên trị sẹo thâm đỏ quá sớm.










2. Cung cấp độ ẩm đầy đủ cho da



Sau 2 - 3 ngày khi các vết mụn bắt đầu bong tróc và đi vào giai đoạn lành hẳn, bạn có thể thực hiện bước dưỡng da tiếp theo là bổ sung độ ẩm.





Da sau quá trình bị mụn thường gặp tình trạng khô, tróc vảy, vì vậy việc dưỡng ẩm là rất cần thiết để giúp bớt đỏ tấy, hạn chế các vết sẹo thâm đỏ và giúp da nhanh chóng quay về kết cấu bình thường khi thực hiện các bước chăm sóc tiếp theo.





Bạn nên lựa chọn kem dưỡng ẩm càng mỏng nhẹ, chiết xuất tự nhiên càng tốt. Nên nhớ lúc này điều mà làn da bạn cần chỉ là được cung cấp ẩm độ ẩm đầy đủ mà thôi. Vì thế đừng chọn những sản phẩm có chứa tính chất làm trắng hay se khít lỗ chân lông nhé.


3. Bảo vệ da trước tác hạ của ánh nắng mặt trời



Đây không phải là tác nhân trực tiếp gây nên các vết thâm đỏ sau mụn, nhưng nó vẫn tác động xấu đến da, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ khiến làn da bạn mỏng đi, yếu và dễ thương tổn, làm chậm lại quá trình lành lặn các nốt mụn và nguy cơ vết thâm đỏ đậm màu tăng lên.





Đó là lý do bạn nên bôi kem chống nắng thường xuyên trước khi ra ngoài, nhất là trong những ngày hè nắng nóng nhé. Hãy bôi kem trước 20 phút trong mỗi lần bước ra đường và sử dụng lại sau 1-2 tiếng để làn da được bảo vệ tối ưu. Ngoài ra, hãy che chắn da cẩn thận bằng áo khoác, khẩu trang nữa nhé.


4. Hạn chế trang điểm và bổ sung dưỡng chất cho cơ thể



Đối với các nốt mụn và vết thâm đỏ để lại sau mụn, nếu có sự can thiệp đúng cách, đúng thời điểm, chúng sẽ mờ đi nhanh chóng sau 1-2 tuần. Bạn nên bắt đầu thực hiện một liệu trình dưỡng da, chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học nhằm ngăn ngừa tình trạng mụn quay lại. Tốt nhất bạn nên hạn chế trang điểm đến mức tối đa có thể, tẩy trang và phải rửa mặt sạch sẽ để phòng tránh mụn.


5. Sử dụng sản phẩm đặc trị sẹo thâm đỏ sau mụn



Sau khi các nốt mụn lành cũng chính là lúc mà bạn trực tiếp "tấn công" vào các vết sẹo thâm đỏ cứng đầu. Hiện nay có rất nhiều dòng sản phẩm trị sẹo thâm đỏ trên thị trường mà bạn có thể chọn lựa, tốt nhất bạn nên chọn những loại được đặc chế từ các thành phần thiên nhiên, mang đến hiệu quả điều trị sẹo cao…


Da chân bị thâm đen lâu ngày không hết, phải làm sao?



Da chân bị thâm đen gây ảnh hưởng trực tiếp đến vẻ đẹp của bạn gái. Tuy nhiên, chân bị thâm lâu ngày mà vẫn không hết thì phải làm sao? Hãy cùng chúng mình tìm ra bí quyết chữa da chân bị thâm đen nhé.


1. Nguyên nhân da chân bị thâm đen là gì?



Những vết thâm xấu xí xuất hiện ở chân có thể do da bị tổn thương sâu vì nhiều nguyên nhân như: vết thâm do sẹo mụn, vết thương do tại nạn, do côn trùng đốt, cắn, hoặc một số bệnh như viêm da, thủy đậu…










Tổn thương này của da làm tăng tiết hắc sắc tố khiến cho da vùng bị thương có màu đen sạm – chính là các vết thâm. Ngoài ra, do da bị tổn thường khiến cho hệ miễn dịch của cơ bị suy yếu, da khó tự lành nên ngay cả các vết thương nhẹ cũng dễ bị thâm.


2. Những cách trị da chân bị thâm đen



Để trị vết thâm ở chân có nhiều cách, trong đó, sử dụng nguyên liệu thiên nhiên là một trong những cách được ưa chuộng nhất do các ưu điểm như đơn giản, dễ thực hiện, an toàn cho da, tiết kiệm chi phí. Cùng tìm hiểu một số cách trị thâm ở chân thông dụng bằng nguyên liệu tự nhiên nhé!





a. Sử dụng nghệ tươi để làm mờ vết thâm ở chân cũng là giải pháp được nhiều người áp dụng.


– Bạn hãy lấy nước cốt của nghệ và bôi lên những vết thâm ở chân


– Để trong vòng ít nhất 1 giờ


– Sau đó có thể rửa lại bằng nước sạch hoặc không cần thiết. Nghệ tươi không chỉ bổ máu, trắng da, trị sẹo mụn hiệu quả mà còn có tác dụng “đánh bay” những vết thâm, đốm đen sậm mầu đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da mới giúp da trắng sáng hơn.





b. Giấm táo chữa da chân bị thâm đen hiệu quả


Một cách chữa vết thâm ở chân cũng được nhiều người áp dụng đó là dụng giấm táo! Có chứa chất tẩy tự nhiên giống nước cốt chanh, giấm táo giúp tẩy vết thâm khá hiệu quả, đặc biệt là các vết thâm ở chân.










– Bạn chỉ cần hòa giấm táo và nước theo tỉ lệ 1:2, 1 thìa giấm táo, 2 thìa nước


– Dùng bông gòn thấm nước giấm táo, đắp vào vết thâm ở chân. Chờ đến khi bông khô thì rửa lại với nước. Nhớ thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ tuần để nhanh chóng có đôi chân trắng đẹp nhé !





c. Dùng cafe để trị da chân bị thâm đen


Cà phê không chỉ là loại thức uống giúp bạn nhanh chóng tỉnh táo mà những chất chống oxy hóa có trong bã cà phê còn giúp bạn dưỡng da căng mịn, đồng thời tẩy tế bào chết an toàn cho da. Chính vì vậy, mặt nạ cà phê xay được sử dụng nhiều với mục đích đẩy lùi những vết thâm cứng đầu ở chân. Bạn chỉ cần trộn bã cà phê với đường vàng rồi chà xát nhẹ nhàng lên vùng da chân bị thâm đen đã được làm ẩm. Sau đó làm sạch bằng nước mát.





Những cách trị thâm ở dưới chân trên đây có nhược điểm khá lớn đó là đòi hỏi bạn phải kiên trì áp dụng trong một thời mới có kết quả. Ngoài ra, hiệu quả điều trị thâm của các cách này còn phụ thuộc vào tình trạng thâm của mỗi người.





d. Chanh cũng giúp trị da chân bị thâm đen


Chanh: Bạn chỉ cần trộn nước cốt chanh với nước ép gừng và thoa đều lên vết sẹo. Thực hiện đều đặn khoảng 3 lần/ tuần để đạt kết trị sẹo ở chân hiệu quả tốt.













e. Rau má


– nguyên liệu trị da chân bị thâm đen Rau má: Lấy một nắm lá cây rau má,  giã nhỏ rồi tạo thành một miếng để đắp trên 3-4 vết sẹo to nhỏ xấu xí ở chân. Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland thì cây rau má có chứa nhiều triterpenoids giúp tăng cường da và tăng lưu thông vào vùng da.





Các hợp chất có trong cây rau má sẽ ức chế việc sản xuất quá mức của collagen trong các mô sẹo, nâng cao chất chống oxy hóa và thúc đẩy sự phát triển, tái tạo làn da mới. Vì thế hãy chăm chỉ đắp cây rau má liên tục lên những chỗ vết sẹo trong vòng 4 tháng, sẹo sẽ hết. Với những cách trị da chân bị thâm đen như trên, bạn hãy kiên nhẫn áp dụng và sớm tận hưởng đôi chân không tì vết nữa nhé.


Chúc các bạn thành công!




"QC" Cơ sở may đồng phục spa giá rẻ uy tín Tp.HCM

Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18  ( Ms. Nguyệt )

Email: nguyethey@gmail.com

Website: https://maula.vn

SP: https://www.youtube.com/watch?v=VLUrkEZInDw

Bh: https://trungdan.com/may-dong-phuc-gia-re-tai-tphcm.html

Bản đồ: https://goo.gl/maps/p4BqngdP4tH2

Đăng nhận xét