Phát Triển Nội Dung Bởi Team Quản Trị Website
Thiết kế website chuyên nghiệp, Thiết kế web cho doanh nghiệp chuẩn UX/UI. Thiết kế web code tay chuẩn SEO theo yêu cầu. Dịch vụ Domain/ Hosting tốc độ cao, Sài Gòn List
đồng phục văn phòng đẹp may theo yêu cầu số lượng sỉ lẻ

TOP 10 Mã Nguồn Mở tốt Nhất Làm Website Bán Hàng Thương Mại Điện Tử

Mã nguồn mở, Nền tảng bán hàng cho website là các công cụ, phương tiện hỗ trợ với các tính năng độc đáo được viết riêng cho các hoạt động kinh doanh trực tuyến, quản lý bán hàng, xử lí đơn hàng…
Nếu bạn đang nghiên cứu thiết kế website bán hàng cũng như xây dựng một cửa hàng trực tuyến cho riêng mình, bạn có thể nghiên cứu các nền tảng hỗ trợ bán hàng cho website phổ biến sẽ được liệt kê ngay sau đây!

Nền tảng bán hàng cho website là các công cụ, phương tiện hỗ trợ với các tính năng độc đáo được viết riêng cho các hoạt động kinh doanh trực tuyến, quản lý bán hàng, xử lí đơn hàng… 
Xem thêm: Thiết kế web trọn gói

1. Magento

Magento gồm có 2 phiên bản đó là Community Edition (CE) và Enterprise Edition (EE). Cái đầu tiên là mã nguồn mở, miễn phí sử dụng tuy nhiên bạn phải mất khá nhiều tiền để đầu tư vào nó như thiết lập các hệ thống thanh toán, mua các extension, tên miền, máy chủ và nhiều thứ khác để có thể làm nên một web site bán hàng hoàn chỉnh. 

Phiên bản thứ 2 Enterprise Edition là phiên bản mất phí có giá 15,500$/năm nhưng được tích hợp rất nhiều chức năng và bạn không cần phải mất công để thiết lập nó như phiên bản Community Edition, thích hợp cho các website lớn tầm cỡ thương mại điện tử (TMĐT). Ở đây mình chỉ bàn tới bản Community Edition vì mình chỉ quan tâm tới mã nguồn mở.

Magento Community Edition (CE) cũng không phải là giải pháp dễ dàng để có thể xây dựng website bán hàng. Nó được tích hợp nhiều chức năng thích hợp cho một website bán hàng nhưng bạn sẽ cần một đội lập trình viên để có thể khai thác hết khả năng vốn có của nó. 

Ngoài ra, Magento cũng thuộc dạng website phức tạp, khó sử dụng, đặc biệt đối với người mới bắt đầu, việc thêm sản phẩm hay tuỳ biến các chức năng khá là khó. Bạn sẽ cần nhiều thời gian để học hỏi và làm quen nó hơn các nền tảng khác.

Điểm yếu của Magento CE không hỗ trợ PCI Compliant đầy đủ bằng Magento EE. PCI Compliant là một chứng chỉ bảo mật cấp cao đối với hệ thống máy chủ của các website thương mại điện tử (TMĐT). Nếu bạn có ý định xây dựng một website tầm cỡ thương mại điện tử thì đây là điều không thể thiếu với với các doanh nghiệp. Và bạn sẽ cần bản EE để có thể được hỗ trợ đầy đủ cho PCI Compliant.

Nếu bạn chọn sử dụng Magento, bạn sẽ có được một website nhiều chức năng nhất, có thể thiết lập nhiều gian hàng trên website ví dụ như gian hàng điện tử, gian hàng thời trang, … và đương nhiên là bạn có thể thiết lập đa ngôn ngữ cho website chạy Magento một cách dễ dàng. 

Ngoài ra, Magento cũng được tích hợp nhiều chứ năng rất hữu ích như cài sẵn Google Analytics, cho phép tạo sitemap cho website, hỗ trợ URL rewrites và thẻ meta tốt cho SEO,…Magento CE cũng có một công cụ báo cáo cực kì trực quan giúp bạn có thể theo dõi doanh thu, lợi nhuận rất dễ dàng. 

Về sản phẩm trong Magento, mình đánh giá đây là mã nguồn linh hoạt nhất, bạn có thể tạo ra rất nhiều loại sản phẩm theo ý muốn, tuỳ biến thoải mái.

Cần lưu ý rằng Magento CE không hỗ trợ chức năng cho phép thành viên tạo gian hàng, tích điểm đổi quà,.. Do đó nếu bạn muốn làm website thương mại điện tử mô hình C2C thì bạn cần nâng cấp lên Magento Enterprse Edtion (EE).

Magento có một thư viện các extension rất phong phú với hàng trăm tiện ích có phí và miễn phí giúp bạn tăng cường chức năng cho website mà không cần code nhưng đa phần là extension có phí và giá thường rất cao. Vì là mã nguồn mở lớn nhất thế giới nên Magento cũng được tích hợp rất nhiều chức năng của một website TMĐT như tích hợp cổng thanh toán Authorize.net, PayPal, and 2Checkout.

Xem thêm: Nhận làm video clip

2. Shopify

Nền tảng Shopify là phương tiện và công cụ hỗ trợ tốt nhất nhì cho các hoạt động bán hàng online, bán hàng trực tuyến trên website của nhiều đơn vị hiện nay. Nếu bạn đã nghe nhắc nhiều đến Shopify nhưng chưa thực sự hiểu sâu nền tảng bán hàng trên website này, bài viết sau đây của WEBICO sẽ giúp bạn có những cái nhìn tổng quan nhất.

Shopify là một trong 4 nhà cung cấp nền tảng thương mại điện tử trực tuyến lớn nhất thế giới  hiện nay bên cạnh Bigcommerce, Weebly eCommerce và Squarespace eCommerce. Nền tảng Shopify được đánh giá cao với hơn 245.000 cửa hàng trực tuyến và con số này đang không ngừng tăng


- Hệ thống hàng trăm giao diện bán hàng, quản lý bán hàng chuyên nghiệp với phần lớn là giao diện miễn phí

- Kho ứng dụng đồ sộ với hàng trăm ứng dụng miễn phí thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Marketing, Sales, Mạng xã hội, Quản lý đơn hàng, Chăm sóc khách hàng…

- Hosting chất lượng cao với tính năng bảo mật được đảm bảo tuyệt đối và băng thông không giới hạn. Cho dù trang của bạn có 100 hay 100.000 người cùng truy cập cùng một lúc thì tốc độ luôn - được đảm bảo ở mức nhanh nhất.

- Hỗ trợ trực tuyến 24/7. Bạn có thể gọi điện hoặc Chat với Shopify để được hỗ trợ vào bất cứ thời điểm nào trong ngày

- Có tích hợp thanh toán PayPal, Visa, MasterCard

- Hệ thống Admin quản lý đặt hàng, đăng sản phẩm chuyên nghiệp. Có hệ thống tạo tài khoản riêng cho khách hàng đơn giản, dễ sử dụng.

- Hệ thống email tự động gửi cho khách hàng để xác nhận đặt hàng, tạo tài khoản, lấy lại mật khẩu.
- Có tối ưu chuẩn SEO

3. PrestaShop

Prestashop cung cấp khá nhiều chức năng để hỗ trợ bạn làm website bán hàng với giao diện admin rất đẹp và trực quan. Prestashop cũng yêu cầu bạn phải lập trình khá nhiều nếu muốn có một website hoàn chỉnh. Prestashop cũng hỗ trợ cài đặt extension như Magento nhưng giá của nó thì rất đắt, có thể nói là đắt nhất. 

Ở thời điểm hiện tại, Prestashop là mã nguồn mở, do vậy bạn có sử dụng nó miễn phí. Mình cũng đã làm việc với Prestashop khoảng vài năm và thấy một điều bất lợi là mỗi khi Prestashop update thì bạn phải tinh chỉnh lại khá nhiều, khá là khó chịu.

Theo đánh giá của cá nhân mình thì Prestashop có khá nhiều khó khăn cho người mới bắt đầu, nhất là phần quản trị admin của nó, bạn sẽ cần thời gian để có thể làm chủ việc quản trị website như thêm sản phẩm, thiết lập các danh mục, quản lý khách hàng, thiết lập thanh toán, vận chuyển,…


Prestashop cung cấp rất nhiều tài liệu để bạn có thể bắt đầu với nó và rất đa dạng từ các tài liệu dành cho lập trình viên, người bán hàng hay thậm chí cả với người thiết kế đồ hoạ designer. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm tài liệu, nhờ trợ giúp qua diễn đàn của Prestashop. 

Quan trọng nhất của Prestashop là nó cung cấp cho bạn hơn 300 chức năng để thực hiện việc bán hàng như giao diện thanh toán tích hợp trong 1 chỗ, khả năng tạo các mã coupon giảm giá, hỗ trợ email marketing, chức năng theo dõi đơn hàng và số người đang online trên website, hỗ trợ zoom ảnh sản phẩm mà không bị vỡ hình. 

Ngoài ra, bạn có thể thêm không giới hạn loại tiền tệ vào trong website của mình, chức năng “sản phẩm yêu thích” giúp khách hàng lưu lại các sản phẩm yêu thích để mua sau. 

SEO là một điểm mạnh của Prestashop khi mà nó hỗ trợ bạn rất nhiều chức năng để làm SEO từ việc tuỳ biến URL thân thiện với SEO, khả năng tạo tag ( thẻ sản phẩm ) cho đến việc thêm các dữ liệu có cấu trúc metadata vào trong website,… Và tất nhiên là bạn có thể tạo cách danh mục và mục con cho sản phẩm như các mã nguồn khác.

Prestashop cung cấp hơn 1500 mẫu giao diện và tiện ích mở rộng giúp bạn có thể tạo ra các website bán hàng nhanh chóng và mở rộng chức năng cho nó. Tuy nhiên, giá thì rất là đắt, bạn thậm chí còn phải bỏ ra 20$ chỉ để mua tài liệu hướng dẫn sử dụng cho các template và module, rẻ nhất cũng vài trăm đô

Theo mình đánh giá Prestashop còn nhiều lỗi, giá cả đắt đỏ và yêu cầu nhiều kiến thức kĩ thuật. Tại thời điểm hiện tại Prestashop cho sử dụng miễn phí, nhiều giao diện đẹp, hỗ trợ Responsive, SEO tốt.

4. Open Cart

OpenCart là một mã nguồn mỡ để tạo website bán hàng cũng rất phổ biến trên thế giới, chỉ sau Magento.

Để sử dụng Opencart, bạn cần một chút kiến thức về lập trình để tạo website. OpenCart hoàn toàn miễn phí, rất dễ sử dụng, mình chỉ không hài lòng về phần thiết lập thuộc tính trong OpenCart, không được thông minh cho lắm, bạn nào dùng OpenCart đều bị khó chịu bởi điều này.

OpenCart cung cấp cho bạn đầy đủ chức năng để tạo một website bán hàng vừa và nhỏ, nói thế chứ bạn hoàn toàn có thể tạo một website cỡ lớn nhưng nếu như thế thì bạn nên chuyển sang Magento sẽ tốt hơn.

Thiết lập một website bán hàng không thể dễ hơn nếu bạn dùng OpenCart, mọi thứ từ cài đặt mã nguồn đến setup website đều rất dễ. Cá nhân mình đánh giá OpenCart tốt nhưng không mạnh bằng Magento, nó bị giới hạn chức năng khá nhiều và khả năng mở rộng kém, giả sử mai kia website của bạn lớn mạnh thì rất khó để duy trì nên cần cân nhắc ở khoản này.

Kho extension của OpenCart khá đa dạng hơn 2000 tiện ích mở rộng để bạn tăng cường chức năng cho trang web của mình. Mặc định OpenCart hỗ trợ các phương thức thanh toán phổ biến như Paypal, Authorized.net,COD (Cash On Delivery),… Cộng đồng của OpenCart cũng rất rộng, bạn gần như không phải lo lắng về các vấn đề gặp phải khi sử dụng.

Xem thêm: May Đồng Phục Giá Rẻ

5. Zen Cart

ZenCart là mã nguồn mở, miễn phí, một giải pháp tạo website bán hàng dựa trên PHP/MYSQL. ZenCart được phát triển bởi các lập trình viên, các nhà buôn trên toàn thế giới và mục tiêu của họ là cung cấp một nền tảng tạo website bán hàng mà có thể cài đặt, phá triển và sử dụng mà không cần bằng IT. (nhưng vẫn yêu cầu kiến thức lập trình PHP/MYSQL để duy trì website)

Bạn có thể cài đặt ZenCart trên hosting, vps của bất kì nhà cung cấp nào và phải trả thiền để đuy trì nó hoạt động. ZenCart cũng có trong bộ gói cài đặt nhanh trong một click của các nhà cung cấp hosting giúp bạn cài đặt ZenCart nhanh chóng mà không gặp bất kì trở ngại nào.

Để chạy ZenCart, bạn cần PHP 5.2.14+ hoặc PHP 5.3.5+. Apache 2.x hoặc cao hơn và MySQL 5 hoặc mới hơn, tất cả phải đáp ứng chuẩn PCI Compliant. ZenCart có tất cả các chức năng để chạy một website bán hàng cơ bản, ngoài ra nó còn có hàng trăm exension giúp bạn mở rộng chức năng.

Ngoài ra, ZenCart cũng hỗ trợ chức năng báo cáo, các công cụ Marketing như tạo banner, email marketing, mã giảm giá / khuyến mại, quà tặng,… ZenCart cung cấp khoảng 200 mẫu giao diện miễn phí, được update và hỗ trợ thường xuyên, nếu bạn không thích miễn phí thì có thể tìm giao diện mất phí để chuyên nghiệp hơn.

ZenCart hỗ trợ các phương thức thanh toán phổ biến như Paypal, FirstData, và Authorize.net. Bạn có thể mở rộng ra nhiều phương thức thanh toán khác với sự hỗ trợ của các extension. Và đừng quên, ZenCart có chấp nhận tiên mặt, COD (thanh toán khi nhận hàng) và chuyển khảo ngân hàng.

Đánh Giá:  ZenCart là mã nguồn khó sử dụng, SEO kém và không tương thích tốt với di động, còn nhiều lỗi liên quan đến update. Ở thời điểm hiện tại, ZenCart miễn phí, ổn định, khả năng tuỳ biến cao.

6. WooCommerce

WooCommerce là một mã nguồn mở và miễn phí dưới dạng một plugin WordPress giúp bạn tạo một trang web bán hàng đơn giản bằng WordPress. Nó được phát triển bởi WooTheme do đó chạy tốt nhất trên WooTheme, vì vậy hãy cố gắng bỏ ra một khoản tiền để mua theme từ đây.

WooCommerce rất dễ cài đặt, nếu bạn đã quen thuộc với WordPress, vì nó hoạt động giống như các plugin khác trong WP. WooCommerce rất dễ sử dụng, giao diện trực quan . Tương tự như viết bài trong WordPress, thêm sản phẩm trong WooCommerce cũng rất đơn giản, sản phẩm được phân loại, gắn thẻ, và gắn các thuộc tính khác nhau.

Woocoomerce được sử dụng rất nhiều để tạo web bán hàng do đặc điểm đơn giản, dễ sử dụng và chi phí để tạo một website thấp. Nếu bạn có ý định tạo một website bán hàng chuyên nghiệp thì không nên dùng Woocommerce mà hãy chuyển sang sử dụng các open-source chuyên dụng.

WooCommerce cung cấp các chức năng để biến website chạy WordPress của bạn thành một website bán hàng một cách nhanh chóng. Ngoài ra, WooCommerce còn hỗ trợ SEO rất tốt, tích hợp sẵn các thẻ meta cho SEO mà bạn không cần phải cài một plugin khác. 

Các thành phần của một website bán hàng như quản lý hàng hoá, vận chuyển, coupon đều có đầy đủ trong WooCommerce, riêng các phương thức thanh toán thì bạn phải tự thêm vào. Woocommerce chỉ hỗ trợ vài phương thức thanh toán phổ biến như Paypal, còn bạn muốn thêm nữa thì phải cài các extension vào

Đánh Giá: Woocommerce miễn phí, khả năng mở rộng tốt, cung cấp giao diện thanh toán dạng một trang duy nhất, nhiều giao diện đẹp, extension cũng rất da dạng và mạnh mẽ, thích hợp cho các website bán hàng vừa, nhỏ... ít tùy biến, đơn giản không cầu kỳ.

7. CS-Cart

Sử dụng CS-Cart bạn phải trả một khoản phí để sử dụng, mặc dù có phiên bản miễn phí nhưng theo đánh giá của mình là không ngon. Khi sử dụng bản trả phí, bạn sẽ có một mã nguồn nhiều chức năng hay và linh hoạt.

CS-Cart có 3 phiên bản:
Đầu tiên là Ultimate Free, bản free cung cấp cho bạn 12 extension, 3 loại sản phẩm, không giới hạn số lượng sản phẩm và không hỗ trợ kĩ thuật .

Phiên bản thứ 2 là CS-Cart Ultimate có giá 385$, phiên bản này cung cấp hơn 50+ extension, không giới hạn loại sản phẩm, không giới hạn số lượng sản phẩm và 30 ngày hỗ trợ kĩ thuật.

Phiên bản thứ 3 là Multi Vendor có giá 590$ mỗi năm và 1450$ nếu mua trọn đời. Phiên bản này cung cấp đầy đủ công cụ để tạo một web bán hàng chuyên nghiệp, dễ dang sử dụng, thậm chí không cần phải động tới một dòng code.

Một điểm đặc biệt của CS-Cart là hỗ trợ hơn 50 phương thức thanh toán. CS-Cart cho phép đặt hàng qua số điện thoại và các phương thức truyền thống khác, mình thấy tính năng này khá hay, rất thuận tiện.

Đánh Giá: Qua trải nghiệm mình thấy CS-Cart chậm, trải nghiệm người dùng kém, không hỗ trợ các sản phẩm liên quan, thiếu rất nhiều chức năng cho SEO, được cái dễ dùng, độ tuỳ biến cao. Ở Việt Nam mình thấy có website của Siêu thị điện máy Nguyễn Kim đang dùng CS-Cart.

8. Joomla + Virtuemart

Joomla! là một CMS mã nguồn mở tuyện vời để xây dựng các trang web mạnh mẽ cho bất kì mục đích nào.

VirtueMart là một giải pháp mã nguồn mở thương mại điện tử được sử dụng cùng với Joomla. Nó được viết bằng PHP và có thể được sử dụng trong môi trường php & mysql.

Cũng như Joomla, VirtueMart cũng là mã nguồn mở, được viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối đến cơ sở dữ liệu MySQL và đương nhiên là VirtueMart được phát triển dựa trên nền tảng của Joomla.


VirtueMart là dạng component được cài thêm vào Joomla thuộc tầng hệ thống thứ 3 Extention Tier. Chức năng chủ yếu của VirtueMart là một công cụ bao gồm tất cả các chức năng cần thiết của một website thương mại điện tử.

9. Tomato Cart

TomatoCart là nền tảng thương mại điện tử tốt nhất mà bạn có thể chọn để mở rộng kinh doanh trực tuyến của bạn thành doanh nghiệp hùng mạnh. Với đặc tính linh hoạt, các module và giao diện người dùng trực quan, phần mềm mã nguồn mở thương mại điện tử này đưa bạn đến ước mơ thành công của bạn.

TomatoCart là một CMS mã nguồn mở cho phép đăng tải lên website các bài báo, hay các tin tức mà người dùng thấy cần thiết. Các câu hỏi thường gặp (FAQs) cũng được hỗ trợ để thể hiện trên website, giúp những người ghé thăm website được điều hướng tốt hơn.

10. AlegroCart

Là một giải pháp mã nguồn mở gồm giỏ mua sắm, MVC Design,hệ thống modular template, PHP 5, MySQL 5, đa ngôn ngữ và tự động update.

Đăng nhận xét